Với những kết quả thực hiện Nghị quyết 08-NQ/HU ngày 16/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 và Thông báo Kết luận số 411-TBKL/HU ngày 10/6/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Để nắm rõ hơn về việc huyện phấn đấu trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng trọng điểm của tỉnh, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Minh Tường, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thanh Thủy.
PV: Thưa ông, công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời gian qua được triển khai ra sao?
Ông Nguyễn Minh Tường: Công tác phát triển Du lịch của huyện nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh; sự Lãnh đạo trực tiếp, sâu sát của Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy, sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, cộng đồng doanh nghiệp và sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Thanh Thuỷ được thiên nhiên ban tặng là mảnh đất xinh đẹp trải dài ven bờ sông Đà có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, có nguồn khoáng nóng quý hiếm, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe với tiêu chuẩn chất lượng cao.
Ngay sau khi Nghị quyết 08-NQ/HU ngày 16/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 được ban hành. UBND huyện đã tổ chức triển khai, quán triệt, phổ biến tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết gắn với tình hình thực tế tại địa phương và từng cơ quan đơn vị. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị nhận thức và thực hiện các nội dung của Nghị quyết và đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.
PV: Về công tác tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến và phát triển thị trường đã và đang được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Tường: Hiện nay, đã xây dựng và duy trì hiệu quả hoạt động trang 01 Website chạy với 02 tên miền Dulichthanhthuy.vn,Dulichthanhthuy.com; 01fanpage Du lịch Thanh Thủy; 01 nhóm facebook Tắm khoáng nóng & Du lịch Thanh Thủy, 04 nhóm zalo giới thiệu và quảng bá du lịch huyện Thanh Thủy. Hiện nay fanpage Du lịch Thanh Thủy có 13.800 người theo dõi thường xuyên, mỗi bài viết đều tiếp được hàng nghìn, hàng chục nghìn người, đã có bài viết tiếp cận đến trên 35 nghìn người;Trang thông tin điện tử của huyện duy trì tốt chuyên mục về Du lịch Thanh Thủy, đã đăng tải hàng trăm bài viết về Du lịch Thanh Thủy trên trang; 11/11 xã, thị trấn đã hoàn thiện việc xây dựng trang thông tin điện tử và đưa vào khai thác, sử dụng; Thực hiện số hóa các di tích lịch sử, văn hóa, điểm thăm quan; tổ chức quảng bá du lịch Thanh Thủy theo hướng “thông minh”, “một chạm” tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nhanh chóng thông qua quét mã QR để giới thiệu du lịch Thanh Thủy đến với người dân và du khách.
Trong đó, thường xuyên phối hợp các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm du lịch của địa phương, các điểm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ...tạo sự kết nối, chia sẻ thông tin để các hoạt động du lịch trên địa bàn ngày càng chuyên nghiệp, phục vụ tốt cho du khách thập phương (các đơn vị thực hiện tốt: Đảo Ngọc Xanh; Wyndham lynn Times Thanh Thủy; Vườn Vua resort & Villa, Bamboo Resort, Tre Nguồn Resort; Thanh Lâm Resort, Thanh Thủy Resoort, Dũng Râu, Oanh Béo, Vũ Gia, Abeer, Sen 19...).
Cùng với đó, phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn, báo chí tỉnh và Trung ương tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch: Kênh truyền hình VOV- Đài tiếng nói Việt Nam; VTV1; VTV2 (03 tập quảng bá, giới thiệu về Du lịch Thanh Thủy trong Chương trình Check in Việt Nam), các chương trình phát sóng trên VTV5, VTC10; Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ; Báo in, báo điện tử của các cơ quan báo chí đưa tin, phát sóng hàng trăm tin bài, phóng sự quảng bá cho Du lịch Thanh Thủy. Đặc biệt, trong chương trình Tuần Du lịch huyện Thanh Thủy năm 2022 đã có hàng trăm tin, bài, phóng sự, video clip đăng tải trên các phương tiện truyền thông của trung ương, của các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc; các trang mạng xã hội thu hút hàng triệu người cả trong và ngoài nước quan tâm đến sự kiện khai mạc và các hoạt động Tuần Du lịch huyện Thanh Thủy năm 2022.
Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú thọ tổ chức tọa đàm: Du lịch Thanh Thủy - Tiềm năng và cơ hội phát triển; Triển khai có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền trực quan trên phạm vi toàn huyện (làm hàng chục biển quản cáo về du lịch; đồng loạt treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; phát hành tờ gấp giới thiệu về du lịch Thanh Thủy; xây dựng cổng trào, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí các khu vực trung tâm, tạo điểm nhấn cho du khách khi đến với du lịch Thanh Thủy.
Hàng năm, tham gia từ 04 đến 06 gian hành giới thiệu, quảng bà và bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản, du lịch đặc trưng của huyện tại các siêu thị, hội chợ, triển lãm của tỉnh (du lịch nông nghiệp OCOP Phú Thọ; hội chợ du lịch, hội chợ công thương...); Xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của huyện tại các khu vực trung tâm, điểm du lịch (Đảo Ngọc Xanh, Vườn Vua, siêu thị LIMINA Plaza, Đền Lăng Sương).
Đặc biệt, thành lập Chi hội Du lịch huyện Thanh Thủy, tổ chức phối hợp, liên kết i Trung tâm xúc tiến Du lịch tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hiệp hội Lữ hành Thành phố Hà Nội tổ chức khảo sát, liên kết xây dựng tour du lịch an toàn tại Thanh Thủy. Đã hình thành tour du lịch “Trở về cội nguồn - Linh thiêng đất tổ”; phối hợp triển khai tour “Du lịch học đường - Hướng về nguồn cội” của tỉnh. Hình thành và đang triển khai có hiệu quả Chương trình Du lịch học đường huyện Thanh Thủy (Công ty Cổ phần Ao Vua đã quan tâm, hỗ trợ giảm 50% giá vé vào Đảo Ngọc Xanh cho học sinh trong huyện khi tham gia chương trình du lịch học đường); Phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức các chương trình Famtrip “Về miền đất Tổ - Cội nguồn dân tộc”, “ Hành trình sắc màu Trung du”; khảo sát, thăm quan của các đơn vị lữ hành Inbound và Landtour Tây Bắc xây dựng sản phẩm tour du lịch an toàn. Các công ty lữ hành đã hình thành các tour du lịch có điểm đến ở huyện Thanh Thủy.
PV: Thưa ông, trong kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ thì ông có thể nói hơn về giải pháp chủ yếu?
Ông Nguyễn Minh Tường: Giải pháp chủ yếu trong thời gian tới đối Nghị quyết 08 thứ nhất, huyện tiếp tục tập trung các nguồn lực để đầu tư hạ tầng một cách đồng bộ và hiện đại để phục vụ cho sự phát triển du lịch gắn với đó là xây dựng Nông thôn mới duy trì và nâng cao để tạo được diện mạo của nông thôn ngày càng đổi thay, hiện đại. Thứ hai, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch trong đó là đẩy mạnh xây dựng văn hóa du lịch nhất là đối với nhân dân có những thái độ thân thiện và niềm nở đối với du khách đồng thời gắn với đó là xây dựng cảnh quan, môi trường, không gian “sáng - xanh - sạch đẹp - văn minh”. Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh đây là khâu đột phá của tỉnh Phú Thọ để thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư vào việc phát triển du lịch Thanh Thủy tạo ra được các sản phẩm du lịch mới có thương hiệu và có chất lượng tạo được sức hút với du khách đến với Thanh Thủy, với đặc trưng là du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái đẩy là 3 giải pháp cơ bản, còn với các giải pháp tiếp sẽ được triển khai bám sát với Nghị quyết 08.
PV: Về việc đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực cùng với đó có những chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Tường: Về việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được với sự phát triển du lịch Thanh Thủy, thì có hai nguồn nhân lực, một là nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao thì huyện đã tập trung phát triển giáo dục đào tạo và là huyện đi đầu cũng như là khẳng định được về chất lượng học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học tốp đầu của cả nước qua kết quả dự thi vừa rồi đây là nguồn lực rất là quan trọng để phục vụ để cho địa phương cũng như là đất nước. Thứ 2, đối với lao động phổ thông tức là đối với diện lao động ở các cơ sở kinh doanh du lịch có thể phục vụ thì huyện tập trung chỉ đạo đối với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, mỗi phòng và với Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phục vụ du lịch và đơn đặt hàng là do các doanh nghiệp trực tiếp, kinh phí đào tạo là Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm, đây cũng là đào tạo nghề nghiệp cho nông thôn...
PV: Việc đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ du lịch, được triển khai ra sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Tường: Trong thời gian tới về nhiệm vụ then chốt lớn nhất huyện đã đề nghị với tỉnh Phú Thọ để cải tạo nâng cấp 2 tuyến đường, một là tuyến đường nâng cấp cải tạo tuyến đường từ cầu Trung Hà qua thị trấn Thanh Thủy đến xã Bảo Yên đường tỉnh lộ 316 để kết nối theo đường Quốc lộ 32. Đồng thời cũng tiếp tục đề nghị tỉnh xây dựng một tuyến đường mới kết nối giữa cầu Đồng Quang đi xã Địch Qủa thuộc huyện Thanh Sơn sau để kết nối với Vườn quốc gia Xuân Sơn của huyện Tân Sơn. Huyện đã tham mưu, đề xuất và được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng các tuyến đường trọng điểm của huyện ( đường 317G nối QL32 đi Hòa Bình, đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70 tỉnh Phú Thọ đi Hòa Bình; đường tỉnh 317C). Tạo điều kiện thuận lợi kết nối giữa các vùng, điểm du lịch - Yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước về với du lịch của huyện.
Tập trung nguồn vốn xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết nối giữa các khu điểm du lịch trọng điểm của huyện đấu nối với các tuyến đường liên huyện, liên tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận và sử dụng các dịch vụ du lịch của huyện. Đầu tư xây dựng hệ thống biển bảng, cổng trào, logo nhận diện du lịch, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí tại các khu vực trung tâm của huyện và các xã, thị trấn; xây dựng điểm check in, tạo điểm nhấn cho du khách khi đến với du lịch Thanh Thủy. Chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch các khu vực chợ quê, chợ nông sản, sản vật địa phương cuối tuần để thu hút lượng lớn khách du lịch cuối tuần và phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách. Quản lý quy hoạch đủ tỉ lệ cây xanh mặt nước và các quy định về tiêu chuẩn để đảm bảo phát triển du lịch của huyện. Yêu cầu các đơn vị tư vấn quy hoạch đủ diện tích cây xanh trong đề án quy hoạch. Thường xuyên cải tạo, chỉnh trang, môi trường đô thị; phát động phong trào vệ sinh môi trường ở khu dân cư.
PV: Thưa ông, việc phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Thủy thời gian vừa qua được triển khai như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Tường: Huyện luôn quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch về nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, spa cao cấp trên cơ sở khai thác từ nguồn tài nguyên nước khoáng nóng quý hiếm kết hợp tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 đơn vị khai thách dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái hoạt động có hiệu quả trển địa bàn: Khu Du lịch Đảo Ngọc Xanh, Vườn Vua Resort & Villas, Bamboo Resort, Tre Nguồn Resort, Thanh Lâm Resort, Thanh Thủy Resort, Nhà vườn sinh thái Sông Đà, Khu sinh thái Khoa Niệm.
Chú trọng việc mời gọi các doanh nghiệp lớn, có năng lực, có thương hiệu đầu tư các khu vui chơi giải trí cao cấp và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện nhằm đa dạng hóa, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp của tập đoàn Flamingo; dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Suối Rồng... tổng diện tích đất của các dự án đang chuẩn bị đầu tư khoảng 350ha với số vốn đầu tư trên 10.000 tỉ đồng.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương đầu tư của tỉnh, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ. Đặc biệt, hai dự án trọng điểm về du lịch dịch vụ trên địa bàn huyện là dự án Wyndham và dự án Vườn Vua đã có những chuyển biến tích cực. Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp Wyndham lynn Times Thanh Thủy đã cơ bản hoàn thành cơ sở vật chất và các hạng mục công trình, chuẩn bị đưa vào khai thác sử dụng khu vực Công viên khoáng nóng (Ohayo Park), các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn 5 sao, khai trương phố đi bộ...đây là điểm nhấn để thu hút du khách về với Thanh Thủy.
Dự án Khu du lịch Biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng Vườn Vua đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hàng trăm hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật với trên 200 căn biệt thự, công suất hiện tại là trên 423 phòng với đầy đủ các công trình phụ trợ đi kèm, đặc biệt là khu trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo đạt tiêu chuẩn bốn sao; khu phố Hồng Liên; Công viên khoáng nóng theo tiêu chuẩn ONSEN.
Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị, nét đặc sắc của một số lễ hội, nghi thức truyền thống, sự tích thời kỳ Hùng Vương, nét văn hóa, ẩm thực… gắn với các di tích, điểm văn hóa tiêu biểu khai thác xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo hình thành điểm du lịch văn hóa phục vụ khách tham quan trải nghiệm.
Khai thác tốt sản phẩm du lịch tâm linh: Hiện nay Đền Lăng Sương là một điểm đến thường xuyên trong các tour du lịch, thu hút được nhiều đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu (Hiện nay huyện đang triển khai các thủ tục tu sửa đền từ nguồn xã hội hóa). Duy trì và phát huy các sản phẩm du lịch gắn với lễ hội truyền thống, văn hóa của địa phương, gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức lễ hội và phát triển du lịch của huyện (lễ hội Đền Lăng Sương, Lễ hội rước Voi Đào Xá, Bơi chải đền Quốc Tế). Khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch gắng với làng nghề truyền thống: Làng nghề Tương làng Bợ, Làng hoa Phương viên, Làng đan lát Ba Đông.
Hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền đã được huyện quan tâm chỉ đạo sát sao, gắn với việc xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao của huyện. Tổ chức khảo sát tại các xã, thị trấn có thế mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp - nông thôn an toàn đặc biệt gắn với các làng nghề theo mô hình “mỗi xã một sản phẩm”, sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn OCOP. Hiện nay toàn huyện có 11 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm được tỉnh công nhận 4 sao; 05 sản phẩm 03 sao; nhiều sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị tỉnh kiểm tra, công nhận.
Hướng dẫn xã Tu Vũ xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa người Mường, hiện nay, khu bảo tồn đang được huyện đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Ban hành kế hoạch triển khai Chương trình du lịch học đường huyện Thanh Thủy, gắn kết chặt chẽ giữa Văn hóa và Giáo dục, phát triển du lịch gắn với tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục lịch sử, văn hóa, truyền thống của địa phương, là sự cụ thể hóa thực hiện mục tiêu giáo dục trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện nay các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đang triển khai có hiệu quả, thu hút sự tham gia của học sinh của các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh.
PV: Thưa ông, việc thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Kết luận số 411-TBKL/HU ngày 10/6/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ông có thể nói rõ hơn về nhiệm vụ này?
Ông Nguyễn Minh Tường: Thực hiện Kết luận số 411-TBKL/HU ngày 10/6/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ngành, đơn vị liên quan, các xã, thị trấn; các doanh nghiệp thực hiện đồng bộ các giải pháp hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch huyện giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đó là:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến du lịch, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Thanh Thuỷ đa dạng, phong phú trên các phương tiện thông tin, truyền thông. Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc để du khách trải nghiệm và làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của huyện (xây dựng không gian văn hoá người mường xã Tu Vũ, gắn với sinh hoạt, biểu diễn cồng chiêng, hát rang, hát xoan để phục vụ du khách).
Chú trọng phát triển, nâng cao các dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe gắn với thương hiệu Du lịch Thanh Thủy. Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, giới thiệu và bày bán các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện và các sản phẩm tiêu chuẩn OCOP tại các điểm du lịch của huyện (Đảo Ngọc Xanh, Vường Vua, Siêu thị LIMINA, Đền Lăng Sương, Đồi chè Thanh Thủy...). Xây dựng các tour - tuyến kết nối du lịch liên huyện, liên tỉnh, liên vùng và triển khai du lịch học đường nhằm thu hút khách đến với Thanh Thuỷ.
Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông, khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Tích cực cải tạo, chỉnh trang cảnh quan, môi trường, xây dựng không gian xanh, thân thiện; xây dựng cổng trào, hệ thống chiếu sáng, đèn trang trí, xây dựng cảnh quan, không gian du lịch phục vụ du khách. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ quản lý du lịch. Xây dựng văn hoá ứng xử văn minh, thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử trong du lịch đảm bảo môi trường du lịch văn minh, thân thiện, lịch sự.Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý nguồn tài nguyên, môi trường đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Đảm bảo công tác an ninh trật tự trong các hoạt động du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư có tâm, có tầm đầu tư phát triển du lịch của huyện.
Cụ thể, kết quả thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết: Khách du lịch đạt: 350.000 lượt khách/năm 2022, ước năm 2023 đạt 680.00 lượt khách, khi dự án Wyndham và Vườn Vua đưa vào hoạt động đúng tiến độ sẽ đảm bảo hoàn thành mục tiêu theo lộ trình thực hiện mục tiêu Nghị quyết (đến năm 2025 đạt 1.550.000 lượt khách/năm); Doanh thu từ du lịch - dịch vụ đạt: 280 tỷ đồng năm 2022, ước đạt 520 tỷ đồng năm 2023, đảm bảo hoàn thành mục tiêu theo lộ trình thực hiện Nghị quyết (đến năm 2025 đạt 1.100 tỷ đồng); Về lao động và việc làm: 17.300 lao động cả trực tiếp và gián tiếp (mục tiêu Nghị quyết đến năm 2025 có 18.000 lao động cả trực tiếp và gián tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch); Cơ cấu lao động trong lĩnh vực dịch vụ đạt 35,3% (mục tiêu Nghị quyết đến năm 2025 là 45%).
PV: Xin cảm ơn ông!
PHI LONG
Theo Kinh tế và đồ uống