Một loài ruồi ở Thái Lan vừa được công nhận là nhỏ nhất thế giới nhưng lại không kém phần hung bạo so với họ hàng của mình.
Một loài ruồi ở Thái Lan vừa được công nhận là nhỏ nhất thế giới nhưng lại không kém phần hung bạo so với họ hàng của mình.
Ruồi tại Thái Lan có kích thước nhỏ hơn gấp năm lần so với ruồi giấm, thậm chí còn bé hơn hạt muối (0,4 mm), theo báo cáo trên chuyên san Annals of the Entomological Society of America.
Ông Brian Brown tại Viện Bảo tàng tự nhiên Los Angeles (Mỹ) đã tìm ra loài ruồi mới tại Công viên quốc gia Kaeng Krachan (Thái Lan).
Đây cũng là loài ruồi đầu tiên thuộc dạng này được phát hiện ở châu Á.
Ruồi Euryplatea nanaknihali qua kính hiển vi - Ảnh: INNA
Chúng được đặt tên là Euryplatea nanaknihali, thuộc về một nhóm gồm 4.000 loài ruồi lưng gù gọi là phorid.
Một chi của nhóm này, gọi là Pseudacteon, khét tiếng với hành vi trừ khử kiến, trong đó bao gồm hành động cắt đầu con mồi.
Pseudacteon có kích thước cơ thể dài từ 1 - 3 mm, và chỉ săn con mồi có hình dạng lớn hơn.
Ban đầu, ruồi sẽ đẻ trứng trên thân kiến. Trứng nở ra và di chuyển lên phần đầu, nhấm nháp các bó cơ lớn chịu trách nhiệm hoạt động đóng mở hàm kiến. Loài ký sinh này còn có thể chui vô não kiến, khiến con mồi lâm vào tình trạng lang thang vô vọng trong hai tuần.
Cuối cùng, đầu kiến bị cắt lìa, sau khi nhộng ruồi phân hủy lớp màng nối phần đầu với thân. Con nhộng tiếp tục chiếm cứ phần đầu và làm tổ trong vòng hai tuần nữa, trước khi phát triển thành ruồi trưởng thành.
Theo Thanhnien