Lần đầu tiên, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bằng chứng cho thấy lối sống lành mạnh có thể giúp các tế bào cơ thể người chống lại sự lão hóa.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bằng chứng cho thấy lối sống lành mạnh có thể giúp các tế bào cơ thể người chống lại sự lão hóa.
Ảnh minh họa. (Nguồn: jaybirdgear.com)
Đây là kết quả của nghiên cứu kéo dài năm năm do một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Dean Ornish thuộc Đại học California (Mỹ) đứng đầu, công bố trên tạp chí The Lancet Oncology ngày 17/9.
Nghiên cứu được thực hiện đối với 35 nam giới, trong đó có 10 người tuân thủ lối sống với chế độ ăn uống nhiều rau quả, tập thể dục đều đặn hàng ngày, tập luyện yoga và kiểm soát sự căng thẳng do các nhà khoa học đặt ra, 25 người còn lại giữ nguyên lối sống bình thường.
Ngoài chế độ ăn uống, luyện tập và giải trí hàng ngày, nhóm 10 người trên còn được tham dự các lớp học hàng tuần trong ba tháng, do các chuyên gia giảng dạy để củng cố các kỹ năng mới, trong đó có buổi học kéo dài một giờ mỗi tuần, được gọi là "buổi học hỗ trợ."
Sau năm năm, các nhà khoa học đánh giá về mức độ lão hóa sinh học của nhóm tham gia nghiên cứu, tập trung vào đoạn cuối của nhiễm sắc thể. Đoạn cuối của nhiễm sắc thể gồm các mảnh protein gắn vào đoạn cuối của các nhiễm sắc thể. Các mảnh protein này có chức năng giúp bảo vệ các chuỗi quan trọng của mã ADN trong quá trình tái tạo tế bào. Chúng thường được ví như các đầu nút của dây buộc giày.
Khi đoạn cuối của nhiễm sắc thể mòn đi, khả năng bảo vệ của nó cũng giảm và nguy cơ ADN không được sao chép một cách chính xác ở các thế hệ tế bào tiếp theo tăng lên. Điều này làm tăng nguy cơ dị dạng của tế bào và kéo theo đó là bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư.
Do đó, nghiên cứu độ dài của đoạn cuối của nhiễm sắc thể có khả năng cho biết về tuổi thọ của tế bào. Trong nhóm 10 người, độ dài đoạn cuối của nhiễm sắc thể của họ tăng lên đáng kể sau năm năm với tỷ lệ trung bình 10%, tỷ lệ này còn cao hơn đối với những người tuân thủ nghiêm ngặt lối sống trên. Tuy nhiên, trong toàn bộ nhóm người tham gia nghiên cứu, độ dài đoạn cuối nhiễm sắc thể giảm đi với tỷ lệ trung bình 3%.
Kết quả của nghiên cứu vẫn còn hạn chế do số người tham gia còn ít và việc tiến hành nghiên cứu chỉ là một phần của dự án nghiên cứu về bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng không được phép kiểm tra xem liệu sự thay đổi lối sống có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư hay không.
Theo Giáo sư Ornish, kết quả của nghiên cứu này cho phép nghiên cứu sâu hơn về bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nếu kết quả trên được xác nhận bởi các nghiên cứu khác trên diện rộng hơn, sự thay đổi lối sống một cách toàn diện này có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ bệnh tật và dị dạng bẩm sinh ở con người.
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Song-lanh-manh-giup-cac-te-bao-chong-lai-su-lao-hoa/20139/216237.vnplus
theo TTXVN