Những đứa trẻ từng bị stress nặng có phần não trước trán nhỏ thường gặp khó khăn trong quá trình nhận thức, theo Time of India.
Những đứa trẻ từng bị stress nặng có phần não trước trán nhỏ thường gặp khó khăn trong quá trình nhận thức, theo Time of India.
Nghiên cứu tiến hành tại Trường đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) để tìm hiểu sự liên quan giữa stress và sự phát triển của não trẻ.
Các nhà khoa học tiến hành xác định mức độ stress mà trẻ đã trải qua bằng cách phỏng vấn những đứa trẻ từ 9 đến 14 tuổi. Những đứa trẻ này sau đó được chụp cắt lớp não.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ đã từng bị stress nặng trong một thời gian dài rất khó khăn khi hoàn thành các bài kiểm tra trí nhớ ngắn hạn, chẳng hạn như tìm đồng xu trong các chiếc hộp.
Chụp cắt lớp não cho thấy những đứa trẻ đã từng bị stress nặng có phần não trước trán nhỏ hơn so với những đứa trẻ khác.
Phần não trước trán vốn được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng nhận thức của con người.
Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được bằng cách nào mà stress ảnh hưởng đến não.
Nghiên cứu còn cho thấy tình trạng bị stress nặng đặc biệt liên quan đến tuổi dậy thì.
Nghiên cứu được tiến hành bởi Giáo sư Tâm lý học Richard Davidson, Giáo sư Seth Pollak và các cộng sự tại phòng thí nghiệm Trường đại học Wisconsin-Madison.
Đức Trí
Theo Thanhnien