Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Tăng trưởng xuất khẩu tháng 8: Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2023 ước đạt 32,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng, đánh dấu đà phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau những tháng đầu năm ảm đạm.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2023 ước đạt 32,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước, đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 227,71 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. 

Kết quả xuất khẩu tháng 8 tiếp tục đà phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, sau tình hình tương đối ảm đạm trong quý I/2023. Tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 4,3% so với tháng 4; tháng 6 tăng 4,5% so với tháng 5; tháng 7 tăng 0,8% so với tháng 6.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp khu vực kinh tế trong nước đạt 8,43 tỷ USD, tăng 8,7%; của doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,94 tỷ USD, tăng 7,3%, thấp hơn mức tăng của doanh nghiệp khu vực kinh tế trong nước.

Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng

Trong tháng 8/2023, một số mặt hàng xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng xuất khẩu so với tháng trước có các mặt hàng như: sản phẩm điện tử, máy vi tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; dệt may, giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; hạt tiêu; gạo;... 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, cần ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn, hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, phải quay trở lại lý do xuất nhập khẩu hàng hoá giảm mạnh từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 là tổng cầu tiêu dùng sụt giảm, lạm phát cao ở các nước phát triển, nhất là ở các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,…; việc duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt và hàng tồn kho ở mức cao khiến đơn hàng nhập khẩu hàng hoá của các thị trường xuất khẩu chính của nước ta sụt giảm.

Từ đầu quý 2 đến nay, hàng tồn kho ở các thị trường mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu đã giảm, như tại Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm tồn kho ở mức 20%, nhưng đến tháng 8 đã giảm còn 10%, và dự báo đến cuối năm 2023 sẽ tiệm cận về mức 0%. Đây chính là cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của chúng ta, khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Dự báo và giải pháp

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, từ nay đến cuối năm 2023, dù có những tín hiệu tích cực, song dự báo bối cảnh kinh tế thế giới cũng còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Mặc dù vậy, có những yếu tố giúp chúng ta có thể kỳ vọng từ nay đến cuối năm các đơn hàng xuất khẩu sẽ phục hồi.

Để hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra, Thứ trưởng cho biết, về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, cần tiếp tục hỗ trợ tối đa trong tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, giảm chi phí cho doanh nghiệp,… qua đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có động lực duy trì sản xuất kinh doanh, có nguồn vốn nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu theo các đơn hàng mới.

Bảo An

Theo Kinh tế và đồ uống

Từ khóa: