Nghị quyết HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hà Đô đã thông qua chuyển nhượng toàn bộ 51% cổ phần Công ty CP Năng lượng Agrita Quảng Nam. Sau khi hoàn tất thủ tục, Công ty CP Năng lượng Agrita Quảng Nam trở thành Công ty con của Tập đoàn Hà Đô.
Tìm hiểu cho thấy, đơn vị đang nắm 51% cổ phần còn lại của Agrita Quảng Nam là Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng – Công ty CP.
Được biết, đơn vị này xác định tổng mức giá gốc cho khoản đầu tư góp vốn vào Agrita Quảng Nam là hơn 168,5 tỷ đồng. Tuy vậy, không thể khẳng định đây là mức tiền Hà Đô phải chi trả, bởi lẽ chính phía Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng – Công ty CP nhận định,”Tổng Công ty chưa xác định giá trị hợp lý của các khoản đầu tư do chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá trị hợp lý”.
Trước giao dịch M&A này, Hà Đô đã nắm 44% vốn cổ phần (49% quyền biểu quyết) Agrita Quảng Nam (tương đương hơn 14,2 triệu cổ phần). Chia sẻ từ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Trọng Thông cho hay đây là số cổ phần doanh nghiệp nhận chuyển nhượng từ Công ty CP Tập đoàn Tân Tạo và Công ty CP Năng lượng Tân Tạo. Tìm hiểu cho thấy, Hà Đô phải chi tổng cộng 232,3 tỷ đồng để mua toàn bộ số cổ phần này, tương đương gần 16.300 đồng/cổ phần.
M&A Công ty CP Năng lượng Agrita Quảng Nam là động thái tiếp của của Tập đoàn trong việc phát triển mảng kinh doanh năng lượng sạch. Được biết, Agrita Quảng Nam có lĩnh vực hoạt đông chính là “Đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, sản xuất kinh doanh điện năng”.
Hiện tại, họ đang vận hành dự án Đăk Min 2 với hai lĩnh vực là (1) 13,944 đường dây điện 22kV nội bộ Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2. Điểm đầu là khu vực phụ trợ số 6, điểm cuối là khu đầu mối (Thời hạn đến ngày 20/6/2022) (2) lĩnh vực 2 là sau các Trạm biến áp thuộc 13,944 km đường dây điện 22kV nội bộ Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2. Điểm đầu là khu vực phụ trợ số 6, điểm cuối là khu đầu mối (Thời hạn đến ngày 24/8/2023).
Phía Tập đoàn ước tính tổng mức đầu tư vào dự án thủy điện Đăk Mi 2 là 3.100 tỷ đồng, sản lượng đạt 415 triệu KWh/năm và dự kiến mở bán vào quý III/2020.
Như vậy, tính cả Đăk Mi 2, Hà Đô đang nắm 5 dự án thủy điện lớn. Đó là (1) Dự án thủy điện Sông Tranh 4 với tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng, sản lượng 180 triệu KWh/năm và dự kiến mở bán vào quý II/2020 (2) Dự án Thủy điện Za Hưng với tổng mức đầu tư 503 tỷ đồng, sản lượng 122,7 triệu KWh/năm, dự án đi vào hoạt động từ quý III/2019 (3) Dự án Thủy điện Nhạn Hạc đã đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư 1.881 tỷ đồng, sản lượng đạt 220 triệu KWh/năm (4) Dự án Thủy điện Nâm Pông với tổng mức đầu tư 796 tỷ đồng, sản lượng đạt 123,3 triệu KWh/năm, dự án này đã vận hành vào tháng 1/2014.
Chốt phiên 4/1, thị giá HDG đạt 34.450 đồng/cổ phần, tăng 4,71% so với mức giá tham chiếu.
Huy Ngọc
Theo Nhà đầu tư