Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội báo cáo về hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2011 do Bộ trưởng Vương Đình Huệ thừa ủy quyền ký.
Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội báo cáo về hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2011 do Bộ trưởng Vương Đình Huệ thừa ủy quyền ký.
Lỗ hàng ngàn tỉ đồng
Cụ thể, căn cứ báo cáo của 91 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) (có 65 đơn vị đã kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất và 73 công ty mẹ đã được kiểm toán báo cáo tài chính) gửi Bộ Tài chính về kết quả năm 2011 cho thấy, tổng tài sản của các TĐ, TCT là 2.093.907 tỉ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2010, tỷ trọng tài sản cố định chiếm bình quân 43,9%.
Doanh thu của TĐ, TCT là 1.577.311 tỉ đồng, tăng 25,1% so với 2010. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 12% so với năm 2010, đạt 135.111 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận bình quân/vốn chủ sở hữu là 18,57%.
Báo cáo cho biết, nhiều TĐ, TCT có những khoản lỗ phát sinh và lỗ lũy kế lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng. Cụ thể, có 5 TĐ, TCT có lỗ hợp nhất là 5.823 tỉ đồng, trong đó xếp đầu bảng là EVN với 2.589 tỉ đồng (chưa bao gồm lỗ chênh lệch tỷ giá 11.208 tỉ đồng); TĐ xăng dầu Việt Nam 2.390 tỉ đồng; TCT hàng hải Việt Nam 791 tỉ đồng; TCT xây dựng đường thủy 66 tỉ đồng; và TCT xăng dầu Quân đội 17 tỉ đồng.
5 công ty mẹ có lỗ phát sinh là 3.104 tỉ đồng, trong đó TĐ xăng dầu Việt Nam lỗ 2.177 tỉ đồng; TCT hàng hải Việt Nam lỗ 857 tỉ đồng… Tính đến 31.12.2011, lỗ lũy kế theo báo cáo hợp nhất của 13 TĐ, TCT lên tới 48.988 tỉ đồng, trong đó dẫn đầu là EVN với số lỗ lũy kế là 38.104 tỉ đồng (lỗ do sản xuất kinh doanh điện 11.437 tỉ đồng; lỗ do chênh lệch tỷ giá là 26.667 tỉ đồng); TCT hàng hải Việt Nam là 5.738 tỉ đồng; TĐ xăng dầu Việt Nam 2.390 tỉ đồng; TCT xăng dầu Quân đội 566 tỉ đồng; TĐ Sông Đà 625 tỉ đồng…
Số lỗ lũy kế theo báo cáo của 9 công ty mẹ cũng được thống kê với 12.800 tỉ đồng, trong đó dẫn đầu là công ty mẹ - EVN lỗ 8.084 tỉ đồng, TĐ xăng dầu 2.706 tỉ đồng; TCT hàng hải 857 tỉ đồng.
Nhiều khoản nợ khó đòi
Báo cáo cho biết, năm 2011, tổng tài sản của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐ, TCT) là 2.093.907 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2010. Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm bình quân là 43,9%.
Theo Báo cáo của Công ty mẹ - tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (Công ty mẹ) tỷ lệ nêu trên lần lượt là 17% và 26% so với thực hiện năm 2010.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, trong đó, tổng nợ phải thu của TĐ, TCT là 296.541 tỷ đồng (bằng 14,1% tổng tài sản), tăng 13,8% so với năm 2010, trong đó nợ phải thu khó đòi là 3.753 tỷ đồng, chiếm 1,26% so với tổng nợ phải thu.
“Hầu hết các TĐ, TCT, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng số nợ phải thu hoặc trên tổng tài sản ở mức cao tập trung chủ yếu ở những ngành xây dựng, thương mại dịch vụ”, ông Huệ nhận định
Cụ thể, một số TĐ, TCT có nợ phải thu khó đòi trên 100 tỷ đồng là: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia 408 tỷ đồng; Tập đoàn Sông Đà 366 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 353 tỷ đồng; Tổng công ty Lương thực miền Bắc 251 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 là 231 tỷ đồng.
Tiếp đó là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn 188 tỷ đồng; Tổng công ty Cà phê 172 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng không 161 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông Quân đội 133 tỷ đồng; Tổng công ty Cảng hàng không 136 tỷ đồng; Tập đoàn Dệt may 115 tỷ đồng;…
Theo số liệu báo cáo của Công ty mẹ, nợ phải thu khó đòi là 1.873 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2010, nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm bình quân 1% so với tổng số nợ phải thu.
Những Công ty mẹ có nợ phải thu khó đòi trên 100 tỷ đồng là: Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản 242 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1: 198 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Sài Gòn 173 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không 136 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6: 108 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội 103 tỷ đồng.
Ông Huệ cho biết, có những Công ty mẹ, nợ phải thu khó đòi trong số tuyệt đối không lớn nhưng tỷ lệ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao.
Đứng đầu là Công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam: nợ phải thu khó đòi là 44,391 tỷ đồng; chiếm 74% tổng nợ phải thu. Tiếp theo là Công ty mẹ - Tổng công ty Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6: 108,650 tỷ đồng; chiếm 36%. Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Sài Gòn 173,470 tỷ đồng, chiếm 32%. Công ty mẹ - Tổng công ty Rau quả nông sản 30 tỷ đồng; chiếm 27%.
Một số Công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức cao là: Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (nợ phải thu 908,469 tỷ đồng; chiếm 79% tổng tài sản); Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (1.043,217 tỷ đồng; chiếm 67%); Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (800,380 tỷ đồng; chiếm 63%); Công ty mẹ - Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (274,048 tỷ đồng; chiếm 63%); Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Bắc (7.582,760 tỷ đồng; chiếm 61%); Công ty mẹ - Tổng công ty Trường sơn - BQP (1.285,897 tỷ đồng; chiếm 61%).
Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản dưới 50% gồm có: Công ty mẹ - Tổng công ty Thành An (599,185 tỷ đồng; chiếm 49%); Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp & thuỷ lợi (381,263 tỷ đồng; chiếm 46%); Công ty mẹ - Tổng công ty Văn hoá Sài Gòn (216,972 tỷ đồng; chiếm 41%); Công ty mẹ - Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp (279,359 tỷ đồng; chiếm 40%).
Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, các TĐ, TCT đã trích lập 5.179 tỷ đồng (Công ty mẹ: 2.661 tỷ đồng) dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.
Theo Vietnamnet