Sự kiện hot
7 năm trước

Taxi công nghệ: Có thật sự “hoàn hảo’’?

Uber và Grab đã trở nên phổ biến ở trên toàn thế giới và tại Việt Nam người dùng cũng đang dần hình thành thói quen sử dụng dịch vụ này.

Xu hướng ứng dụng tiện ích trong thời kỳ công nghệ

Xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2014, nhưng đến thòi điểm hiện tại Uber và Grab đã trở thành ứng dụng tiện ích được sử dụng phổ biến.

Tại các thành phố được cho phép thí điểm loại hình dịch vụ này thì người dùng có sử dụng điện thoại smart phone có thể cài đặt ứng dụng đặt xe. Từ đó thay vì phải gọi điện và chờ đợi xe taxi như thông thường thì người dùng chỉ việc mở ứng dụng, chọn hành trình bao gồm điểm đi và điểm đến, hệ thống của Uber sẽ tự động kết nối với các chủ xe ở gần khu vực đó và phản hồi lại cho khách hàng về số tiền phải chi trả, thông tin và số điện thoại của tài xế.

Những ưu điểm này đã loại bỏ được những hạn chế bất cập của loại hình taxi truyền thống như không chạy quãng đường ngắn, đi lòng vòng để tính thêm tiền, cước phí không minh bạch…

Từ góc độ của người tiêu dùng thì sự có mặt của Uber tại Việt Nam là vô cùng tốt, họ sẽ có nhũng lợi ích chưa từng được hưởng, giá thành rẻ hon tù 20 -25% so với taxi truyền thống, có nhũng chương trình nhập mã khuyến mãi và phong cách phục vụ ân cần, xe cũng mới tốt và thơm tho hơn vì lái xe chính là chủ nhân thực sự của chiếc xe đó. Vậy nên, người dùng rất ủng hộ loại hình dịch vụ này ở Việt Nam. Có thể coi Uber (và Grab) đã mở ra cuộc cách mạng công nghệ úng dụng trong kinh doanh vận tải.

Cạnh tranh không lành mạnh

Tuy nhiên, việc Uber (và Grab) xuất hiện ở Việt Nam và quảng bá về công ty mình là một công ty chuyên cung cấp ứng dụng công nghệ cho phép kết nối giữa phương tiện vận tải và người cần di chuyển nhưng điều, ai cũng có thể thấy rằng họ đang hoạt động giống như một doanh nghiệp taxi thông thường khi họ đưa ra những mức cước phí nhất định, trong khi, đối tượng khách hàng và hình thúc hoạt động gần như tương đồng nhưng các doanh nghiệp taxi thông thường phải chịu sự quản lý chặt chẽ theo pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận tải, phát triển số lượng xe, đảm bảo mức độ an toàn giao thông, nộp thuế doanh thu.. bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó xe taxi thông thường bắt buộc phải có màu xe, tên hãng thì Uber (và Grab) hoàn toàn không phải chịu sự rằng buộc nào. Các hãng taxi phản đối rằng, cùng hoạt động vận tải thông thường nhưng “Taxi công nghệ” đang tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, việc đăng ký dưới hình thức công ty cung cấp ứng dụng công nghệ đã dẫn đến sự chênh lệch lớn về thuế, khi họ không phải đóng những loại thuế liên quan đến kinh doanh vận tải, bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Việc đóng thuế thấp là một trong những lợi thế mà Uber có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng - việc mà các hãng taxi thông thường không làm được.

Chiêu bài kinh doanh và những bất cập tồn tại

Taxi công nghệ mới vào thị trường có rất nhiều ưu đãi cho cánh tài xế, bên cạnh đó để phát triển số lượng xe cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường, họ không ngần ngại thưởng cho người giới thiệu tới 1,5 triệu đồng khi giới thiệu được một lái xe mới tham gia mạng lưới. Tỉ lệ ăn chia cũng hời, có những lái xe chạy Uber (hay Grab) thời điểm đó mỗi tháng có thu nhập tới 30 triệu đồng.

Cùng với đó thì sự phát triển nhanh chóng về số lượng xe của loại hình dịch vụ này cũng đem đến nhiều bất cập. Bất cập trong phương thức quản lý, khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc nhận dạng, quản lý, xử phạt đối vói loại hình dịch vụ này. Bất cập trong chính thu nhập của tài xế, khi mà loại hình này bùng nổ thì có đến 90% các tài xế tự đầu tư xe để tham gia Uber bằng việc thế chấp vay ngân hàng hay trả góp để mua ô tô.

Sau khi đã phát triển đến mức nhất định tại Việt Nam và có dấu hiệu bão hòa vì số lượng xe tăng nhanh thì các tài xế phải chạy nhiều chuyến một ngày, có thể làm việc đến 15 tiếng mỗi ngày để có thu nhập và trả nợ lãi vay ngân hàng. Hiện nay, đối với lái xe mới, Uber sẽ thu 28% tổng doanh thu, đối với lái xe đã tham gia đủ lâu, Uber thu về 25% tổng doanh thu. Theo chia sẻ của một lái xe Uber chạy tại TP Hồ Chí Minh, để có thể thu về 500.000 đồng mỗi ngày sau khi trừ hết chi phí xăng xe và phần chia lại cho Uber thì mỗi lái xe phải chạy mỗi ngày tới 15 giờ đồng hồ trên đường, hoàn toàn chưa có chi phí khấu hao tài sản.

Họ dường như không có lối thoát bởi khoản nợ ngân hàng phải nộp mỗi tháng. Làm việc quá sức, gánh nặng nợ nần sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường. Thực tế ngày càng nhiều những vụ khách hàng tố bị tài xế Uber hành hung, có thái độ bất nhã. Câu hỏi đặt ra là: Liệu đường phố có an toàn khi các lái xe phải chạy tới 15 giờ mỗi ngày? Ai bảo vệ quyền lợi của những người lao động? Trách nhiệm về bảo hiểm xã hội của Uber (hay Grab) ở đâu khi thực tế có hàng trăm ngàn lao động mang tiền cho họ mỗi ngày?

Mặc dù còn nhiều tồn tại nhưng không thể phủ nhận sự ra đời của Uber trên thế giới và ngay tại Việt Nam đã tạo ra một trang mới về áp dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải, tạo cho khách hàng những dịch vụ văn minh, tiện lợi.

Và điều này cũng buộc các hãng taxi truyền thống phải có sự thay đổi, để tăng súc bật và sức cạnh tranh trong thời đại công nghệ hiện nay, áp dụng công nghệ, thay đổi phương thức chăm sóc khách hàng vì họ luôn có quyền lựa chọn mình các dịch vụ tốt nhất. Còn bài toán về quản lý thuộc về Nhà nước và những người nghiên cứu Pháp luật cần nhanh chóng vào cuộc để tạo ra khung pháp lý mới đảm bảo điều kiện phát triển kinh doanh lành mạnh.

Phạm Duy - Nhật Linh
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng

Từ khóa: