Sự kiện hot
13 năm trước

Thế giới sắp có hệ thống tiền tệ mới?

Hệ thống tiền tệ hiện nay không hoạt động hiệu quả nữa và hàng năm số lượng quốc gia có đủ động lực để đi theo hệ thống này lại giảm đi.

Hệ thống tiền tệ hiện nay không hoạt động hiệu quả nữa và hàng năm số lượng quốc gia có đủ động lực để đi theo hệ thống này lại giảm đi.

Mùa hè này sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình chuyển sang hệ thống tiền tệ mới. Nếu như các lãnh đạo châu Âu muốn duy trì đồng euro, châu Âu không có lựa chọn nào khác là in tiền.

Reuters gần đây đã trích lời một nhà ngoại giao của Tây Ban Nha người đã so sánh sự quay lưng lại của Đức với việc làm mất giá đồng tiền với Taliban như sau: “Điều đó có thể xảy ra ở phút cuối cùng và để lại những hậu quả rất kinh khủng.

Tuy nhiên, Đức cần phải lựa chọn. Nước này có thể để Hy Lạp thất bại nhưng Tây Ban Nha thì khác. Nếu Tây Ban Nha thất bại thì châu Âu sẽ sụp đổ. Đến cuối cùng, chúng ta sẽ phải tin tưởng rồi Merkel và Ngân hàng Trung ương Đức sẽ thay đổi ý định của mình và làm những điều họ cần làm để cứu châu Âu.

Bên nào đang hành động như một cảm tử quân Taliban? Những bên tranh luận rằng việc các ngân hàng trung ương liên tục bơm tiền cho chính phủ chắc chắn sẽ dẫn đến siêu lạm phát hay là những bên đang đe dọa phần còn lại của châu Âu để nhận được cứu trợ vô điều kiện?

Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến một tranh luận về việc đất nước hay cơ quan nào sẽ phải chịu thiệt hại và mức sống thấp hơn. Những người cho vay và những người đi vay sẽ chịu thiệt hại nhưng nhờ hoạt động in tiền và chính sách cứu trợ, thiệt hại sẽ được chia đều cho tất cả những người đang nắm giữ đồng euro, thậm chí kể cả khi họ đã hành động thận trọng trong những năm bong bóng tài chính.

Hai sự lựa chọn với eurozone

Nhìn vào bức tranh tổng thể, cuộc khủng hoảng của eurozone sẽ gây ra nhiều áp lực đối với các chính trị gia cho đến khi một lựa chọn quan trọng được đưa ra giữa:

Thống nhất thành một khu vực với phúc lợi ở mức trung bình. Trong hợp chủng quốc tiềm năng này của châu Âu, Brussels sẽ đóng vai trò như thủ đô Washington, nắm giữ quyền đánh thuê và phát hành nợ. Sẽ không có quốc gia nào thành công hay thất bại và tất cả đều chờ đợi đến khi nhân khẩu học và sự mất giá của đồng euro dần dần dẫn đến sự phá sản của phúc lợi nhà nước.

Hoặc, giải tán eurozone, áp đặt thua lỗ lên ngân hàng và những người nắm giữ trái phiếu và bắt đầu lại từ đầu với một loạt các đồng tiền khác. Nói cách khác, khôi phục một hệ thống trong đó đồng tiền có vai trò thực và mức sống sẽ tăng lên hay giảm xuống theo năng suất.

Rất nhiều các nhà đầu tư đã nhìn thấy một sự dịch chuyển theo hướng liên minh “chuyên gia tài khóa” trong đó Brussels nắm giữ quyền đánh thuế và phát hành nợ được đảm bảo bởi mọi nước thành viên của EU.

Nhưng tại thời điểm này của cuộc khủng hoảng, một liên minh chuyển giao có vẻ như là một bước tiến quá dài và không có thể được chấp nhận về mặt chính trị với những quốc gia quan trọng như Đức. Người Đức sẽ đặt câu hỏi tại sao họ phải hỗ trợ cho ngân sách của những nước đang tiêu xài hoang phí và không hề có biểu hiện nào của khả năng có thể kiềm chế những chi tiêu của mình. Những quốc gia này thậm chí còn không thể có những điều kiện để trở thành nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao.

Về vấn đề chính sách của ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Đức sẽ không thể đạt được những gì mình muốn. Ngân hàng rất có thể sẽ phát hành một vòng in và bán trái phiếu PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Italy, Hy Lap và Tây Ban Nha) đơn chỉ chỉ bởi vì khủng hoảng ngân hàng của Hy Lạp và Tây Ban Nha có chiều hướng xấu đi và có rất ít hy vọng về việc những vấn đề này sẽ được giải quyết trong một sớm một chiều.

Việc ECB in nhiều tiền hơn sẽ không giải quyết được vấn đề trước mắt, in tiền đơn giản chỉ tạo ra nhu cầu sớm hơn về việc tái cơ cấu nợ chính phủ và ngân hàng.

Việc ECB mua thêm trái phiếu trên thực tế sẽ không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ khiến các nhà đầu tư vào trái phiếu tư nhân càng nhanh chóng muốn rút khỏi Tây Ban Nha. Và đến cuối cùng, những thiệt hại này sẽ có thể vượt qua cả giá trị vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha.

ECB và EU cần phải hành động thật nhanh. Tiền gửi cá nhân ở các ngân hàng của châu Âu đã giảm 2% trong tháng 4, xuống còn 1,62 nghìn tỷ euro, theo như số liệu của Ngân hàng trung ương châu Âu. Tháng năm thậm chí còn diến biến tệ hơn. Tình trạng rút lui liên tục này sẽ bòn rút hết vốn của hệ thống ngân hàng chỉ trong vài tháng, khiến ngân hàng trung ương châu Âu là cơ quan duy nhất phải gánh chịu những khoản nợ ngân hàng ngày càng chồng chất.

Phản ứng của ngân hàng trung ương đối với khủng hoảng nợ đang buộc các nhà quản lý quỹ trái phiếu phải suy nghĩ về tương lai của hệ thống tiền tệ. Bill Gross, quản lý của quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới trong bức thư gần đây nhất của mình đã mô tả về một bước ngoạt tiềm năng trong hệ thống tiền tệ toàn cầu đã 40 năm tuổi của chúng ta. Ông này nhận thấy rằng không có cách nào khác để vượt qua vấn đề nợ toàn cầu ngoài việc tiếp tục in tiền và áp trả cho người gửi tiết kiệm.

Việc các ngân hàng Tây Ban Nha mất khả năng thanh toán là nhân tố trung tâm của cuộc khủng hoảng. Cho đến khi ngân hàng của nước này được tái cơ cấu và tái cấp vốn, cuộc khủng hoảng của Tây Ban Nha sẽ còn tiếp diễn.

Ở Hy Lạp, tình trạng tương tự cũng đang diễn ra. Khả năng hỗn loạn chính trị và kinh tế xảy ra là rất cao. Chính phủ Hy Lạp đang phải gánh chịu những hóa đơn thuế khổng lồ, và rất có thể sẽ hết nguồn tiền mặt để tài trợ cho ngân sách của mình vào các cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào 17/6 này. Nước này buộc đưa ra một lựa chọn không dễ chịu gì là tuân theo những điều kiện cứu  trợ của EU và nhận gói cứu trợ tiếp theo nếu không nước này sẽ lại rơi vào tình trạng kinh tế hỗn loạn.

Áp lực đối với ECB phải nới lỏng chính sách sẽ gia tăng. Cơ quan này sẽ phải cắt giảm lãi suất, mở rộng các chương trình cho vay và các hoạt động in tiền. Ngân hàng trung ương sẽ cảm thấy bắt buộc phải tuyên bố một chương trình nới lỏng về định lượng rất lớn, giống như chương trình của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Việc in tiền này sẽ cho phép hệ thống ngân hàng châu Âu có nhiều thời gian hơn để các nhà lãnh đạo chính trị của nó quyết định phân bổ thiệt hại trên các khoản vay của Tây Ban Nha hay trái phiếu chính phủ Hy Lạp.

Ở cuối quy trình này, euro sẽ mất giá hơn nữa và các quốc gia PIIGS và ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán. Tại thời điểm đó, những nước EU trụ cột sẽ quyết định chuyển hướng đến một liên minh tài khóa. Trong khi đó, ngân hàng trung ương châu Âu sẽ tiếp tục nới lỏng và giành được sự hỗ trợ từ phía Fed và các ngân hàng trung ương khác trong một nỗ lực can thiệp tổng hợp.

Vì vậy sự mất giá của vàng trong đầu tháng 5 chỉ là tạm thời. Giới trung lưu trên toàn cầu sẽ tiếp tục phải chịu đựng những chính sách gây lạm phát cao của các ngân hàng trung ương. Các nhà đầu tư giàu có ở trung tâm eurozone sẽ coi euro là giấy lộn trong khi vàng mới được coi là tiền.

Theo Datviet

Từ khóa: