Sự kiện hot
7 tháng trước

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Tiềm năng phục hồi trong nửa cuối năm 2023

Theo báo cáo của Vietnam Report, mặc dù tiêu dùng cuối cùng nửa đầu năm 2023 chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, song vẫn có tới 2/3 số doanh nghiệp (DN) trong ngành bán lẻ kỳ vọng tình hình thị trường sẽ phần nào cải thiện hơn trong nửa cuối năm 2023.

Mặc dù tiêu dùng cuối cùng nửa đầu năm 2023 chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, song vẫn có tới 2/3 số doanh nghiệp (DN) trong ngành bán lẻ kỳ vọng tình hình thị trường sẽ phần nào cải thiện hơn trong những tháng cuối năm. 

Theo Vietnam Report, các điều kiện kinh tế vĩ mô dần cải thiện, cùng với mùa mua sắm cuối năm sẽ kích thích nhu cầu mua sắm sôi động của người tiêu dùng. Mùa mua sắm cuối năm thường là thời điểm sôi động nhất của thị trường bán lẻ. Dự kiến, mùa mua sắm cuối năm 2023 sẽ diễn ra trong khoảng tháng 11 đến tháng 12 năm 2023, với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng.  Ngoài ra, thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hấp dẫn lớn và nhiều tiềm năng phát triển, với quy mô hiện lên tới 142 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD trong vài năm tới.   

Tuy nhiên, sự gia tăng áp lực tài chính thời gian qua đã thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm có chọn lọc hơn. Kết quả khảo sát người tiêu dùng cho thấy, khía cạnh về chất lượng sản phẩm, sự đa dạng hàng hóa và danh tiếng của các nhà bán lẻ là những ưu tiên hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi mua hàng. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, với sự tham gia của nhiều DN trong nước và quốc tế. Điều này đòi hỏi các DN bán lẻ phải nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thu hút và giữ chân khách hàng.

Để củng cố vị thế, đáp ứng nhu cầu mua sắm linh hoạt của người tiêu dùng, các DN bán lẻ cần thực hiện chiến lược đa kênh, chú trọng đến nghiên cứu thị trường, ứng dụng công nghệ, dữ liệu để tìm hiểu sở thích và phản ứng của người tiêu dùng, cũng như kiểm soát chi phí để tối ưu lợi nhuận. 

Trong bối cảnh còn nhiều biến động, các DN bán lẻ cần cạnh tranh bằng lợi thế cốt lõi, bắt nhịp nhanh với các thay đổi trong bức tranh tiêu dùng, tận dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ và điều chỉnh chiến lược tăng trưởng phù hợp để vượt qua giai đoạn thấp điểm tiêu dùng và định vị thành công khi bước sang chu kỳ tiêu dùng mới.

Bảo An 

Theo Kinh tế và Đồ uống

Từ khóa: