Giá vàng tiếp đà tăng trong ngày hôm qua vì đồng USD giảm mạnh so với yen Nhật. Trong khi đó, giá dầu thô bất ngờ giảm vì lo ngại OPEC và các đồng minh không thể giảm nguồn cung dư thừa chỉ bằng việc giảm sản xuất.
Bảng cập nhật tình hình thị trường thế giới (giá dầu, vàng, USD và chứng khoán Mỹ). Tổng hợp: Tố Tố.
Trên thị trường vàng, giá tăng phiên thứ 3 liên tiếp, chạm đỉnh 2 tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (10/8).
Nguyên nhân là vì những diễn biến mới trong mối căng thẳng đang leo thang giữa Mỹ và Triều Tiên, thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến những tài sản an toàn như vàng, và khiến đồng USD chạm đấy 8 tuần so với yen Nhật trên thị trường tiền tệ.
Chỉ số USD, đo sức mạnh của đồng USD thông qua diễn biến tỷ giá giữa đồng bạc xanh và 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,17% xuống 93,391 điểm.
USD giảm 0,77% so với yen Nhật xuống 109,21 yen. Đồng tiền của Nhật Bản gần đây tăng so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác.
Hôm thứ Tư, đồng franc Thụy Sĩ và yen Nhật ghi nhận đợt tăng mạnh so với USD, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo, Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt nếu đe dọa Mỹ.
Tuy nhiên, hôm qua, Triều Tiên cho biết đã hoàn thành kế hoạch phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung tới vùng lãnh thổ Guam ở Thái Bình Dương của Mỹ.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông William Dudley hôm thứ Năm cho biết, lạm phát của Mỹ sẽ tăng trong những tháng tiếp theo, trong khi thị trường lao động tiếp tục nóng thêm. Phát biểu này của ông Dudley củng cố kế hoạch từ từ thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.
Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ dự kiến được công bố vào thứ Sáu.
Bên cạnh đó, đồng bảng Anh biến chạm đáy 3 tuần so với USD, sau khi các báo cáo kinh tế cho kết quả trái chiều, không làm thay đổi quan điểm tiêu cực của nhà đầu tư đối với nền kinh tế đang gặp khó khăn để đạt mục tiêu đề ra của Ngân hàng Trung ương Anh.
Trên thị trường dầu, giá dầu thô giao tương lai giảm, vì thị trường dấy lên câu hỏi về thỏa thuận giảm sản xuất toàn cầu của OPEC trong bối cảnh báo cáo cho thấy sản lượng giữa các thành viên trong tổ chức tăng trong tháng 7.
Báo cáo hàng tháng công bố hôm thứ Năm cho thấy, OPEC nâng triển vọng nhu cầu về dầu trong năm 100.000 thùng/ngày lên 1,37 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, tổ chức cũng cho biết sản lượng của OPEC tăng trong tháng 7, vì nước khuất khẩu dầu hàng đầu Arab Saudi và quốc gia được miễn tham gia vào thỏa thuận của OPEC, Nigeria và Libya, tăng sản xuất.
Báo cáo này đã dấy lên lo ngại rằng OPEC và các đồng minh có thể không ngăn chặn được nguồn cung dư thừa chỉ bằng việc giảm sản xuất, cân bằng sự lạc quan của thị trường trong phiên giao dịch ngày hôm trước nhờ báo cáo dự trữ dầu của Mỹ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo hôm thứ Tư chỉ ra, dự trữ dầu thô giảm nhiều hơn dự báo 6,5 triệu thùng trong tuần tính đến hết ngày 4/8, so với dự báo trước đó là chỉ giảm khoảng 2,7 triệu thùng. Số liệu này ghi nhận tuần giảm thứ sáu liên tiếp của dầu thô tồn kho Mỹ.
Báo cáo sản xuất của OPEC được đưa ra sau khi tổ chức nhóm họp tại Abu Dhabi để giải quyết lo ngại liên quan đến sự tuân thủ thực hiện cam kết giảm sản xuất. Tuy nhiên, kết quả của cuộc họp không thể gia tăng cảm nhận của thị trường, khi tổ chức chưa đưa ra được nhiều giải pháp thực tiễn để giải quyết vấn đề.
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua với các chỉ đồng loạt giảm nhiều nhất kể từ giữa tháng 5, ghi nhận phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp lần đầu tiên kể từ giữa tháng 4, vì cuộc đấu khẩu căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch chỉ số S&P 500 giảm 1,45% xuống 2.438,21 điểm. Dow Jones giảm 0,93% xuống 21.844,01 điểm; và chỉ số Nasdaq giảm 2,13% xuống 6.216,87 điểm.
Tố Tố
Theo KTTD, Vietnambiz