Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày hôm qua vì đồng USD giảm. Trong khi đó, giá dầu giảm vì thị trường lo ngại về khả năng giảm nguồn cung dư thừa của OPEC và các nước đồng minh, sau khi Nga không ủng hộ tăng sản lượng cắt giảm đã đạt được vào tháng 5.
Bảng cập nhật tình hình thị trường thế giới (giá dầu, vàng, USD và chứng khoán Mỹ). Tổng hợp: Tố Tố.
Trên thị trường vàng, giá tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (5/7), vì các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có sự khác biệt trong quan điểm về tốc độ tăng lãi suất trong phiên họp vào ngày 13 – 14/6, đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD giảm trên thị trường tiền tệ.
Biên bản họp tháng 6 của Fed cho thấy, một số quan chức thể hiện lo ngại về sự đi xuống của số liệu lạm phát, dù hầu hết nhất trí tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng trước.
“Fed có thể tiếp tục chính sách thắt chặt, nhưng từ giờ trở đi sẽ không thể thắt chặt quá nhiều”, ông Adnan Akant, người đứng đầu phòng tiền tệ của BNP Asset Management ở New York, nhận định.
Ông cho biết thêm, lạm phát và tăng trưởng của Mỹ duy trì ở mức thấp sẽ hạn chế việc tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, đồng yen tăng nhẹ sau khi Triều Tiên công bố đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới (ICBM) có thể mang một đầu đạn hạt nhân lớn.
Trên thị trường dầu, giá dầu thô giao tương lai giảm, chất dứt chuỗi ngày tăng vì các nhà đầu tư băn khoăn về khả năng giảm nguồn cung dư thừa của OPEC và các nước đồng minh, sau khi Nga công bố sẽ không ủng hộ việc giảm lượng sản xuất sâu thêm.
Hy vọng của các nhà đầu tư về việc tăng sản lượng cắt giảm trong thỏa thuận của OPEC đã biến mất, sau khi báo cáo của Bloomberg cho thấy Nga không muốn thay đổi cam kết hiện tại. Nguyên nhân là vì bất kỳ đợt giảm sâu nào của nguồn cung sẽ truyền đạt thông điệp không chính xác tới thị trường, các quan chức chính phủ Nga cho biết.
Trong tháng 5, OPEC và các nước ngoài OPEC thống nhất kéo dài cam kết giảm sản lượng thêm 9 tháng, đến tháng 3/2018, nhưng giữ nguyên sản lượng cắt giảm là 1,8 triệu thùng/ngày như thỏa thuận hồi tháng 11/2016.
Bên cạnh đó, số liệu từ Reuters cho thấy xuất khẩu của các nước thành viên OPEC tăng từ 450.000 triệu thùng/ngày trong tháng 5 lên 25,92 thùng/ngày tháng 6, và tăng 1,9 triệu thùng/ngày so với một năm trước.
Đợt giảm ngày thứ Tư đã chấm dứt chuỗi tăng dài nhất trong 5 năm của giá dầu.
Ngoài ra, thị trường đang chờ đợi số liệu từ báo cáo hàng tồn kho của Viện Dầu khí Mỹ được công bố vào ngày thứ Tư, trong khi báo cáo hàng tuần của Cơ quan Năng lượng Mỹ dự kiến được đưa ra vào thứ Năm.
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua với các chỉ số biến động trái chiếu, với Nasdaq và S&P 500 tăng điểm trong khi Dow Jones giảm. Nguyên nhân là vì cổ phiếu các ngành công nghệ, chăm sóc sức khỏe và công nghiệp tăng, ngược lại cổ phiếu ngành dầu khí, nguyên liệu cơ bản và tiện ích giảm.
Cụ thể, chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên 2.432,54 điểm, với cổ phiếu công nghệ tăng 1%. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,7% lên 6.150,86. Trong khi đó, Dow Jones giảm 0,1% xuống 21.478,17 điểm.
Tố Tố
Theo KTTD, Vietnambiz