Các nhà khoa học ở trường Đại học New South Wales đã phát triển thành công loại cảm biến sinh học mới có thể phát hiện dấu vết vi chất gây ô nhiễm chỉ trong vòng 40 phút.
Các nhà khoa học ở trường Đại học New South Wales đã phát triển thành công loại cảm biến sinh học mới có thể phát hiện dấu vết vi chất gây ô nhiễm chỉ trong vòng 40 phút.
Thiết bị này được cấu tạo bằng các hạt nano mạ vàng từ tính, không chỉ có độ siêu nhạy cảm trong việc phát hiện các hợp chất hóa học mà còn cho kết quả nhanh chóng. Nó hứa hẹn vô số ứng dụng tiềm năng trong tương lai để phát hiện ma túy, chất độc và thuốc trừ sâu trong việc phân tích y sinh học hoặc môi trường.
Thiết bị cảm biến sinh học mới phát hiện vi chất ô nhiễm chỉ trong 40 phút (Ảnh: Zeenews)
Khả năng trên của thiết bị đã được các nhà khoa học thử nghiệm chứng minh trong việc phát hiện chất Enrofloxacin (một kháng sinh được sử dụng trong ngành nông nghiệp có thể chuyển giao qua chuỗi thức ăn) trong sữa động vật chỉ trong vòng 40 phút ở cấp độ nanogram (một phần tỷ gram) trong từng lít sữa. Điều đó cho thấy, thiết bị cảm biến sinh học mới có độ siêu nhạy cảm không như các thiết bị thông thường khác.
Cảm biến sinh học nói chung là một thiết bị phân tích nhỏ gọn ở cấp độ phân tử sinh học để phát hiện ra một chất trong hợp chất. Đến nay, thiết bị cảm biến sinh học đã được sử dụng để kiểm tra độ an toàn của nước uống, đường trong máu bệnh nhân tiểu đường và xét nghiệm thai kỳ.
Theo DatViet, Zeenews