Sự kiện hot
4 năm trước

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV

Sáng 7/4, Quốc hội tiến hành thủ tục bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, nghe tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng...

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  

Thứ Ba, ngày 6/4/2021, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp riêng nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021; Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV, Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021.

Sau đó, Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV, Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Kết quả như sau:

i) Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 Đặng Thị Ngọc Thịnh: có 475 phiếu phát ra; 474 phiếu thu về; có 475 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu Quốc hội; trong đó: có 473 phiếu hợp lệ, 01 phiếu không hợp lệ; 462 phiếu đồng ý (bằng 96,25% tổng số đại biểu Quốc hội); 11 phiếu không đồng ý (bằng 2,29% tổng số đại biểu Quốc hội).

ii) Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc: có 475 phiếu phát ra; 474 phiếu thu về; có 475 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu Quốc hội; trong đó: có 472 phiếu hợp lệ, 02 phiếu không hợp lệ; 466 phiếu đồng ý (bằng 97,08% tổng số đại biểu Quốc hội); 06 phiếu không đồng ý (bằng 1,25% tổng số đại biểu Quốc hội).

iii) Một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV: có 475 phiếu phát ra; 475 phiếu thu về; có 475 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu Quốc hội. Trong đó:

+ Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình: có 475 phiếu hợp lệ; 470 phiếu đồng ý (bằng 97,92% tổng số đại biểu Quốc hội); 05 phiếu không đồng ý (bằng 1,04% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng: có 475 phiếu hợp lệ; 468 phiếu đồng ý (bằng 97,50% tổng số đại biểu Quốc hội); 07 phiếu không đồng ý (bằng 1,46% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu: có 475 phiếu hợp lệ, 465 phiếu đồng ý (bằng 96,88% tổng số đại biểu Quốc hội); 10 phiếu không đồng ý (bằng 2,08% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: có 475 phiếu hợp lệ; 454 phiếu đồng ý (bằng 94,58% tổng số đại biểu Quốc hội); 21 phiếu không đồng ý (bằng 4.38% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy: có 474 phiếu hợp lệ, 01 phiếu không hợp lệ, 468 phiếu đồng ý (bằng 97,50% tổng số đại biểu Quốc hội), 06 phiếu không đồng ý (bằng 1.25% tổng số đại biểu Quốc hội).

iv) Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV: có 475 phiếu phát ra; 475 phiếu thu về; có 475 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu Quốc hội. Trong đó:

+ Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình: có 470 phiếu hợp lệ, 05 phiếu không hợp lệ; 466 phiếu đồng ý (bằng 97,08% tổng số đại biểu Quốc hội); 04 phiếu không đồng ý (bằng 0.83% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng: có 471 phiếu hợp lệ, 04 phiếu không hợp lệ; 465 phiếu đồng ý (bằng 96,88% tổng số đại biểu Quốc hội); 06 phiếu không đồng ý (bằng 1,25% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu: có 471 phiếu hợp lệ, 04 phiếu không hợp lệ; 462 phiếu đồng ý (bằng 96,25% tổng số đại biểu Quốc hội); 09 phiếu không đồng ý (bằng 1,88% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: có 472 phiếu hợp lệ, 03 phiếu không hợp lệ; 452 phiếu đồng ý (bằng 94,17% tổng số đại biểu Quốc hội); 20 phiếu không đồng ý (bằng 4,17% tổng số đại biểu Quốc hội).

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Trường Giang trình bày các dự thảo Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV, Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021.

Sau đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua các Nghị quyết nêu trên bằng hình thức điện tử. Kết quả cụ thể như sau:

i) Phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021: Có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,17% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó: có 451 đại biểu tán thành (bằng 93,96% tổng số đại biểu Quốc hội), 01 đại biểu không tán thành (bằng 0,21% tổng số đại biểu Quốc hội).

ii) Phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV: Có 448 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93.33% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó: có 448 đại biểu tán thành (bằng 93,33% tổng số đại biểu Quốc hội).

iii) Phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV: Có 448 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93.33% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 448 đại biểu tán thành (bằng 93,33% tổng số đại biểu Quốc hội).

iv) Phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV: Có 449 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93.54% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 449 đại biểu tán thành (bằng 93,54% tổng số đại biểu Quốc hội).

v) Phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021: Có 449 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,54% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 449 đại biểu tán thành (bằng 93,54% tổng số đại biểu Quốc hội).

Cũng trong buổi sáng, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp riêng nghe Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021; nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày Tờ trình về danh sách đề cử để Quốc hội bầu một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV.

Buổi chiều

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp riêng nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021; nghe Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.

Sau đó, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo về kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV.

Tiếp đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua danh sách để bầu Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV bằng hình thức điện tử.

Kết quả như sau:

i) Đối với danh sách bầu Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021: có 460 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,83% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 457 đại biểu tán thành (bằng 95,21% tổng số đại biểu Quốc hội);

ii) Đối với danh sách bầu một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV: có 458 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.42% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 455 đại biểu tán thành (bằng 94,79% tổng số đại biểu Quốc hội).

Sau đó, Quốc hội tiến hành bầu Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Kết quả như sau:

i) Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 Võ Thị Ánh Xuân: có 478 phiếu phát ra; 477 phiếu thu về; có 478 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu Quốc hội; trong đó: có 476 phiếu hợp lệ, 01 phiếu không hợp lệ; 464 phiếu đồng ý (bằng 96.67% tổng số đại biểu Quốc hội); 12 phiếu không đồng ý (bằng 2,50% tổng số đại biểu Quốc hội).

ii) Một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV: có 478 phiếu phát ra; 477 phiếu thu về; có 478 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu Quốc hội. Trong đó:

+ Ông Bùi Văn Cường: có 475 phiếu hợp lệ, 02 phiếu không hợp lệ; 456 phiếu đồng ý (bằng 95% tổng số đại biểu Quốc hội); 19 phiếu không đồng ý (bằng 3,96% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Ông Vũ Hải Hà: có 475 phiếu hợp lệ,02 phiếu không hợp lệ; 454 phiếu đồng ý (bằng 94,58% tổng số đại biểu Quốc hội); 21 phiếu không đồng ý (bằng 4,38% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Ông Lê Quang Huy: có 475 phiếu hợp lệ, 02 phiếu không hợp lệ; 471 phiếu đồng ý (bằng 98,13% tổng số đại biểu Quốc hội); 04 phiếu không đồng ý (bằng 0,83% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Bà Nguyễn Thị Thanh: có 475 phiếu hợp lệ, 02 phiếu không hợp lệ; 466 phiếu đồng ý (bằng 97,08% tổng số đại biểu Quốc hội); 09 phiếu không đồng ý (bằng 1,87% tổng số đại biểu Quốc hội).

+ Ông Nguyễn Đắc Vinh: có 475 phiếu hợp lệ, 02 phiếu không hợp lệ; 467 phiếu đồng ý (bằng 97,29% tổng số đại biểu Quốc hội); 08 phiếu không đồng ý (bằng 1,66% tổng số đại biểu Quốc hội).

Sau đó, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Trường Giang trình bày các Dự thảo Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV. Trong quá trình thảo luận về dự thảo Nghị quyết nêu trên, có ý kiến đại biểu góp ý về tên gọi của dự thảo Nghị quyết. Sau đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức điện tử, kết quả như sau:

i) Đối với Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021: có 449 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,54% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 447 đại biểu tán thành (bằng 93,13% tổng số đại biểu Quốc hội), 02 đại biểu không tán thành (bằng 0,42% tổng số đại biểu Quốc hội);

ii) Đối với Nghị quyết bầu một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV: có 442 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,08% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 441 đại biểu tán thành (bằng 91,88% tổng số đại biểu Quốc hội), 01 đại biểu không tán thành (bằng 0,21% tổng số đại biểu Quốc hội).

Cũng trong buổi chiều, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV, Tổng kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV, Tổng kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021.

Thứ Tư, ngày 7/4/2021, buổi sáng, Quốc hội tiến hành thủ tục bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước.

Quốc hội nghe các Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm: một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Quốc hội thảo luận tại Đoàn về đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Buổi chiều, Quốc hội tiến hành các thủ tục phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Quốc hội nghe Tờ trình danh sách để phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. 

Quốc hội thảo luận ở Đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Từ khóa: