Sự kiện hot
10 năm trước

Thu hồi đất dự án nhỏ lẻ, Nhà nước không can thiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đây là thỏa thuận mang tính dân sự theo nguyên tắc bình đẳng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đây là thỏa thuận mang tính dân sự theo nguyên tắc bình đẳng.


Vụ án Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng) là bài học lớn về quản lý đất. Ảnh: Việt Nguyễn

Sáng 6/11, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Ông Giàu cho biết, qua tổng hợp báo cáo ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) của các cơ quan Trung ương, bộ, ngành , địa phương, tổ chức quốc tế,  các tổ chức và cá nhân đã có xấp xỉ 7 triệu lượt ý kiến góp ý.

Trước ý kiến đề nghị trường hợp nhà đầu tư đã thỏa thuận được từ 70 đến 80 % số người sử dụng đất trong dự án mà số người sử dụng đất còn lại không đồng ý thì Nhà nước cần có cơ chế để xử lý, ông Nguyễn Văn Giàu báo cáo: "Dự thảo Luật đã quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội để hạn chế việc thu hồi đất tràn lan gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân".

Theo đó, nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội có nhu cầu sử dụng đất sẽ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc được Nhà nước bàn giao mặt bằng để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án phát triển hạ tầng.

Việc thỏa thuận để chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với nhà đầu tư chỉ thực hiện đối với những dự án không thuộc trường hợp Nhà nước trực tiếp thu hồi đất, thường là những dự án nhỏ, lẻ.

Đây là thỏa thuận mang tính dân sự theo nguyên tắc bình đẳng trên cơ sở các quyền hợp pháp của người sử dụng đất, vì vậy không nên quy định cơ chế can thiệp bằng biện pháp hành chính của Nhà nước.

Việt Nguyễn
theo GĐ&XH

Từ khóa: