Sự kiện hot
3 năm trước

Thương mại SMC (SMC) chốt phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%

Tổng tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước của Thép SMC là 30%, với 10% tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Trong đó công ty đã tạm ứng 30,5 tỷ đồng năm ngoái, 5% còn lại được chi trả trong tháng 5. Đây cũng là mức cổ tức cao nhất mà công ty trả cho cổ đông sau năm 2017 (với mức 35%).

Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) thông báo 29/6 là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% (mỗi 5 cổ phiếu nhận thêm 1 cổ phiếu mới). Công ty sẽ phát hành 12,1 triệu cổ phiếu để trả số cổ tức. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC kiểm toán năm 2021. Tổng giá trị theo mệnh giá là 121,8 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ lên 731,7 tỷ đồng

Tổng tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước của Thép SMC là 30%, với 10% tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Trong đó công ty đã tạm ứng 30,5 tỷ đồng năm ngoái, 5% còn lại được chi trả trong tháng 5. Đây cũng là mức cổ tức cao nhất mà công ty trả cho cổ đông sau năm 2017 (với mức 35%). 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/6, cổ phiếu SMC có giá 23.000 đồng/đơn vị, giảm 44% so với đầu năm. 

Ngoài trả cổ tức, năm nay công ty lên kế hoạch phát hành thêm 500.000 ESOP cho người lao động, tỷ lệ là 0,82% số đang lưu hành. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong năm đầu và 50% còn lại trong năm thứ hai từ ngày phát hành. Tổng giá trị 2 đợt phát hành cổ phiếu là 126,8 tỷ đồng. 

Năm 2022, công ty lên kế hoạch doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,2% và 66,8% so với cùng kỳ. Kết thúc quý đầu năm, đơn vị thực hiện được 33% chỉ tiêu doanh thu và 26,8% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Trong quý I/2022, doanh thu thuần của SMC đạt 6.630,2 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn cũng tăng 39% và chiếm 97% doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp giảm 55%, về còn 194 tỷ đồng.

Kỳ này, doanh thu tài chính của SMC giảm 40% xuống còn 18,55 tỷ đồng do công ty không ghi nhận lãi từ bán chứng khoán, cổ tức được chia gần 18 tỷ đồng như cùng kỳ năm trước.

Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm lần lượt 54% và 74%, song lợi nhuận sau thuế Công ty vẫn giảm tới 63%, xuống còn 80,54 tỷ đồng.

Ngoài những vấn đề kinh doanh sụt giảm hay tỷ lệ nợ cao, điểm gợn đáng chú ý khác trong các con số tài chính của SMC còn nằm ở diễn biến hàng tồn kho. Cụ thể, hàng tồn kho doanh nghiệp này đang tiếp tục tăng trong quý I/2022, từ 2.544 tỷ đồng thời điểm đầu năm 2022 lên mức 3.048 tỷ đồng vào thời điểm cuối tháng 3/2022 (tăng khoảng gần 20%).

Trong cơ cấu hàng tồn kho của SMC, hàng tồn kho là hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá trị tại thời điểm cuối tháng 3/2022 là 1.354 tỷ đồng, tiếp đến là nguyên vật liệu với giá trị là 1.121 tỷ đồng. Hàng tồn kho là thành phẩm chiếm tỷ trọng khá nhỏ chỉ với giá trị gần 467 tỷ đồng.

Việc tích giữ nhiều hàng tồn kho tỏ ra một trong phương thức hiệu quả cho một số doanh nghiệp trong thời điểm giá nguyên liệu tăng. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi, bởi đó cũng có thể làm hao mòn sức khỏe tài chính của doanh nghiệp trong tình huống giá nguyên liệu giảm.

Hà My
Theo KTDU

Từ khóa: