Sự kiện hot
8 năm trước

Tìm hiểu các công nghệ sạc nhanh trên điện thoại thông minh

Công nghệ sạc nhanh được nhiều công ty phát triển và vì vậy chúng cũng khác nhau về công nghệ.

Điện thoại thông minh (smartphone) ngày nay không chỉ có dung lượng pin ngày càng lớn và được tối ưu để tiết kiệm pin, mà còn được trang bị công nghệ sạc nhanh để giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng cho chiếc điện thoại của mình trong khoảng thời gian sạc ngắn.

Công nghệ sạc nhanh được nhiều công ty phát triển và vì vậy chúng cũng khác nhau về công nghệ. Công nghệ Qualcomm Fast Charge được phát triển bởi nhà sản xuất vi xử lý Qualcomm, trong khi những công nghệ khác đến từ nhà sản xuất điện thoại, các hãng này tự phát triển công nghệ riêng để trang bị cho những chiếc smartphone của mình.


Trước khi chúng ta bắt đầu, hãy cùng tìm hiểu sơ qua tiến trình gồm 2 phần đơn giản của việc sạc nhanh. Thứ nhất, điện thoại hoạt động được bằng pin, khi hết pin, chúng ta sạc lại pin bằng bộ sạc để nạp thêm năng lượng cho pin. Năng lượng này được đo bằng Watt (viết tắt là W) - càng có nhiều W thì năng lượng đưa vào pin càng nhiều, quá trình sạc pin càng nhanh. Hiểu một cách đơn giản, nếu bạn dẫn nước vào hồ với đường ống to hơn thì nước sẽ vào đầy hồ mau hơn là bạn dùng đường ống nhỏ.Giới thiệu công nghệ sạc nhanh

Để đo mức năng lượng điện (hay W), chúng ta cần nhân cường độ dòng điện (A) với điện áp (V), những con số này đều được in trên củ sạc smartphone của bạn. Ví dụ một củ sạc USB 2.0 tiêu chuẩn sẽ làm việc với thông số "5V - 2A" sẽ cung cấp nguồn năng lượng 10W cho quá trình sạc.

Thứ hai, có 2 giai đoạn khi sạc pin cho smartphone. Giai đoạn đầu sẽ cung cấp một lượng điện lớn để pin được nạp đến mức 80% dung lượng của pin. Giai đoạn 2 thì lượng điện năng cung cấp cho pin sẽ giảm xuống và "đổ" vào pin cho tới khi pin đầy 100% dung lượng.

Hiểu một cách đơn giản, khi bạn ghé trạm đổ xăng và yêu cầu đổ 40.000 đồng chẳng hạn, thì lúc đầu, bạn sẽ thấy số tiền chạy vù vù, chính là vì nhân viên cho xăng vào xe bạn ở mức cao, khi gần tới mức tiền của bạn, nhân viên sẽ bấm để cho xăng chảy vào xe bạn ít hơn, và chậm hẳn cho tới khi đạt đúng số tiền thì quá trình đổ xăng kết thúc. Cùng một nguyên lý đó.

Nắm được những điều này, bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem công nghệ sạc nhanh của các hãng như thế nào và khác nhau ra sao theo tổng hợp của trangYugatech nhé.

Qualcomm Quick Charge 2.0

Thêm nữa, Quick Charge 2.0 được thiết kế để bảo vệ vòng đời của pin và đảm bảo pin hoạt động tốt trong suốt thời gian dài.Quick Charge 2.0 của Qualcomm được giới thiệu vào khoảng đầu năm 2015, tận dụng mức công suất cao hơn để sạc nhanh cho thiết bị. Qualcomm tự hào công nghệ sạc nhanh Quick Charge 2.0 Class A của mình có thể cung cấp nguồn năng lượng lên đến 24W khi sử dụng cáp Micro-USB thường và lên đến 36W khi sử dụng kết nối USB Type-C. Công nghệ mới giúp sạc nhanh hơn đến 75% so với thế hệ đầu tiên của hãng này.

Qualcomm Quick Charge 3.0

Công nghệ này cho phép trao đổi nguồn năng lượng tối ưu và hiệu quả cao nhất khi sạc pin cho thiết bị. Nó có lựa chọn điện áp rộng hơn, cung cấp nhiều dải điện áp (tăng dần 200mV, từ 3.6V lên đến 20V) và có khả năng tương thích ngược với các thiết bị sử dụng công nghệ Quick Charge 1.0 và 2.0. Ngoài ra nó cũng tương thích với các kết nối khác nhau (USB Type-A, microUSB, USB Type-C, và các kết nối của các hãng khác.)Vào khoảng cuối năm 2015, Qualcomm cho ra mắt sạc nhanh thế hệ tiếp theo - Quick Charge 3.0. Nó có thể giúp sạc nhanh hơn gấp 4 lần so với củ sạc bình thường và hiệu năng tốt hơn Quick Charge 2.0 đến 38%. Về mặt công nghệ, công nghệ sạc nhanh mới sử dụng INOV (Intelligent Negotiation for Optimum Voltage - tạm gọi là Đàm phán thông minh cho Điện áp tối ưu) - về cơ bản, nó là một giải thuật cho phép thiết bị "xác định mức năng lượng nào là cần thiết yêu cầu cung cấp (cho thiết bị) vào bất kỳ thời điểm nào."

Qualcomm Quick Charge 4

Quick Charge 4.0 sử dụng công nghệ Dual Charge giúp người dùng sạc nhanh hơn 20%, và hiệu quả hơn 30% so với công nghệ Quick Charge 3.0 trước đó. Công nghệ INOV (phiên bản thứ 3) cũng có mặt trên Quick Charge 4.0, bổ sung khả năng quản lý nhiệt lượng theo thời gian thực để giúp cho quá trình sạc pin thông minh hơn.Đây là công nghệ sạc nhanh mới nhất và tiên tiến nhất của Qualcomm. Mới được giới thiệu vào năm ngoái (2016), tuy chưa phổ biến nhưng nó sẽ nhanh chóng được tích hợp vào những chiếc điện thoại trang bị vi xử lý Snapdragon 835 của hãng. Công nghệ này hứa hẹn cho phép bạn sử dụng điện thoại được thêm khoảng 5 giờ hoặc hơn chỉ sau 5 phút sạc.

Huawei SuperCharge


Huawei cho biết, khi sử dụng công nghệ sạc nhanh của hãng, người dùng sẽ có thể "sử dụng điện thoại cả ngày chỉ với 20 phút sạc". Về cơ bản, nó sử dụng một đầu vào nguồn thấp 4.5V cùng với dòng điện 5A để biến nó thành một trong những "hệ thống sạc pin nhanh nhất thế giới". Công nghệ sạc nhanh của hãng điện tử đến từ Trung Quốc cũng có khả năng quản lý điện áp, dòng điện và nhiệt độ để đảm bảo quá trình sạc pin diễn ra an toàn.

MediaTek Pump Express 3.0

Nhà sản xuất chip MediaTek cho ra mắt công nghệ của riêng mình mang tên Pump Express 3.0 nhằm cạnh tranh trực tiếp với công nghệ Quick Charge của Qualcomm. Công nghệ này hiện đã ở thế hệ thứ 3 và hứa hẹn đạt được 70% pin chì sau 20 phút sạc. MediaTek nói rằng đây là giải pháp sạc nhanh đầu tiên cho phép sạc trực tiếp qua cổng USB Type-C để smartphone có thể sạc nhanh hơn và giữ nhiệt độ thấp khi bỏ qua mạch sạc riêng và đưa năng lượng (cao hơn 5A) trực tiếp từ adapter vào cục pin. Pump Express 3.0 sẽ đi kèm với vi xử lý Helio P20 của hãng.

Motorola TurboPower

Đây là bộ sạc nhanh trong gia đình các thiết bị sạc nhanh cho smartphone của Motorola nhằm thu được dung lượng pin cao nhất trong khoảng thời gian thấp nhất. Dòng sản phẩm bao gồm TurboPower 15, TurboPower 25, và TurboPower 30, bộ sạc cuối cùng trong danh sách này có công suất đến 28.5W. TurboPower 30 nếu dùng với Moto Z Force Droid, sau 15 phút sạc có thể cho thời gian sử dụng lên đến 15 giờ.

OPPO VOOC Flash Charge

Trong quá trình thử nghiệm chiếc OPPO F1 Plus,công nghệ sạc nhanh VOOC tăng thời gian sạc pin lên, chỉ tốn 49 phút để sạc đầy.Hãng sản xuất điện thoại đến từ Trung Quốc Oppo không muốn sử dụng công nghệ của hãng khác trên thiết bị của họ, vì thế, họ đã cho ra đời công nghệ sạc nhanh của riêng mình mang tên VOOC Flash Charge. Công nghệ riêng của hãng sử dụng điện thế cao hơn là sử dụng cường độ dòng điện để sạc nhanh, là sự kết hợp giữa điện thế 5V và dòng điện 4A để sản xuất 20W năng lượng.

OnePlus DashCharge

Tuy nhiên, nó có một bất lợi mà Quick Charge không có, đó là bạn phải luôn sử dụng một bộ sạc đi kèm với máy (gồm củ sạc và dây sạc dành riêng). Điều này là do Oppo chưa cấp phép công nghệ này cho đối tác thứ ba, không như Quick Charge của Qualcomm, vốn đã được cấp phép sẵn rồi.Công nghệ này được giới thiệu trên chiếc OnePlus OnePlus 3. Nó cho phép đạt tới 60% pin chỉ sau 30 phút sạc. Được Oppo cấp phép và cũng giống như công nghệ VOOC, DashCharge sử dụng điện thế cao hơn là cường độ dòng để sạc nhanh cho điện thoại. Hiệu quả mang lại ngoài nhiệt độ thấp, công nghệ này còn cho phép bạn vừa sạc nhanh, vừa sử dụng điện thoại để xem phim hoặc chơi game mà không ảnh hưởng đến tốc độ thực thi trên thiết bị - không giống như công nghệ Quick Charge của Qualcomm, sẽ làm giảm tốc độ sạc điện thoại để ưu tiên cho hiệu năng hệ thống.

Thanh Long
Theo Diễn Đàn Đầu Tư/VnReview

Từ khóa: