Các fan hâm mộ “Quả táo” đã gặp khó khăn khi cố truy cập vào blog đưa tin trực tiếp về sự kiện “Let's Talk iPhone” của hãng này trên các website tin tức. Họ lại càng thất vọng hơn khi không thể truy cập vào trang web chính thức của Apple.
Các fan hâm mộ “Quả táo” đã gặp khó khăn khi cố truy cập vào blog đưa tin trực tiếp về sự kiện “Let's Talk iPhone” của hãng này trên các website tin tức. Họ lại càng thất vọng hơn khi không thể truy cập vào trang web chính thức của Apple.
iPhone 4S ra mắt không làm người dùng thỏa mãn.
Với tất cả sự quan tâm của giới công nghệ lẫn người tiêu dùng đang đổ dồn về sự kiện này và Apple.com hiện là một trong 10 website phổ biến nhất trên thế giới, hiển nhiên, Apple sẽ phải chuẩn bị cho tình trạng lưu lượng truy cập tăng vọt trên trang web của mình trong hôm nay.
Tuy nhiên, trang web Apple.com đã bị sập ngay sau khi sự kiện giới thiệu chiếc iPhone mới kết thúc.
Khi ghé thăm trang web Apple Store tại thời điểm “cao trào” của sự kiện, khách truy cập sẽ nhìn thấy một thông điệp quen thuộc “Chúng tôi sẽ sớm quay trở lại”. Khó chịu hơn nữa, khách truy cập vào trang web Apple.com sẽ lại nhận một cảnh báo “Truy cập bị từ chối. Bạn không có quyền truy cập vào địa chỉ 'http://www.apple.com/' trên máy chủ này”.
Trang web của Apple không thể truy cập được sau màn ra mắt iPhone 4S.
Sự cố có vẻ đã được khắc phục sau khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ. Những gì đã diễn ra vẫn chưa được xác định rõ. Đại diện của Apple hiện chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào về vấn đề này.
Trên mạng xã hội Twitter, chủ đề “Truy cập bị từ chối” đã trở nên “hot” và là một trong 10 chủ đề được quan tâm nhất ở San Francisco và Los Angeles (Mỹ) cùng với hàng loạt những chủ đề khác liên quan đến màn ra mắt iPhone mới của Apple.
Akamai, một nhà cung cấp phân phối nội dung cho Apple cho biết “Chúng tôi thừa nhận đã xảy ra các sự cáo như báo chí đưa tin liên quan đến các website nhất định nhưng không thể bình luận về các khách hàng cụ thể. Nền tảng Akamai hiện chưa gặp phải bất cứ vấn đề gì”.
Trong khi đó, không ít người bày tỏ mối lo ngại domain (tên miền) của Apple (cùng với Google, Microsoft và các hãng công nghệ khác) đã bị hack để miễn nhiễm một số báo cáo. Phương thức tấn công này là một thủ thuật không có gì mới mẻ có tên "whois spam".