Phân tích ảnh radar do phi thuyền Cassini-Huygens – thiết bị thăm dò bay gần với Titan khi nó quay quanh sao Thổ cung cấp, các nhà khoa học thấy một bề mặt phủ đầy băng được tích luỹ qua hàng triệu năm cùng những dòng sông chứa đầy mê-tan dạng lỏng, tương tự như những con sông chứa đầy nước chảy trên bề mặt trái đất.
Hình ảnh do phi thuyền Cassini chụp cho thấy hệ thống sông đang chảy vào các hồ
ở vùng gần cực bắc của Titan (Nguồn: MIT)
Những hình ảnh đó cho thấy địa hình hiện tại của Titan, nhưng lại nói lên rất ít về lịch sử địa chất của nó. Giờ đây, các nhà nghiên cứu ở Học viện công nghệ Massachussetts và ĐH Tennessee (Mỹ) vừa tiến hành phân tích những bức ảnh chụp hệ thống sông ngòi trên Titan và phát hiện ra rằng, ở một số khu vực, những con sông gây nên rất ít xói mòn.
Các nhà nghiên cứu nói rằng hiện tượng này có thể giải thích theo hai cách: có thể sự xói mòn trên Titan là cực kỳ thấp, hoặc có một hiện tượng nào đó mới xuất hiện gần đây đã xoá hết lòng sông và địa hình xung quanh.
So với hầu hết mặt trăng trong hệ mặt trời của chúng ta, Titan tương đối bằng phẳng, chỉ có vài miệng núi lửa. Titan có cách đây khoảng 4 tỷ năm, tương đương tuổi của các hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta. Nhưng dựa vào số lượng miệng núi lửa thì có thể tuổi của Titan ít hơn nhiều, khoảng 100 triệu tới 1 tỷ năm
Thách thức hiện nay là những bức ảnh do tàu Cassini chụp tương tự như ảnh vệ tinh, nhưng chất lượng thấp, và cung cấp cái nhìn bằng phẳng giống như được nhìn từ mắt chim, nên không cung cấp thông tin gì về độ cao hay chiều sâu của bề mặt.