Ngày 25/9, kính viễn vọng vô tuyến nhất thế giới FAST của Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động ở khu vực Tây Nam nước này.
Với giai đoạn thử nghiệm chuyên sâu, đây được xem là dự án đưa Trung Quốc trở thành cường quốc nghiên cứu về sự sống trên các hành tinh khác.
Kính viễn vọng FAST tại khu vực Bình Đường, tỉnh Quý Châu, tâu nam Trung Quốc ngày 24/9. Ảnh: THX
Theo các khoa học Trung Quốc, "đĩa thiên văn khổng lồ" với kích thước 500 mét đã hoàn tất và nhận được các tín hiệu đầu tiên từ không gian và sẽ mất khoảng 3 năm hiệu chỉnh để kính thiên văn này hoạt động đầy đủ.
Với kinh phí xây dựng lên tới 1,2 tỷ NDT (180 triệu USD), kính viễn vọng FAST đã vượt qua "tầm vóc" đài quan sát "Arecibo Obeservatory" được đặt tại Puerto Rico, trở thành kính viễn vọng lớn nhất thế giới, với gương phản chiếu rộng bằng 30 sân bóng đá. FAST sẽ sử dụng một đĩa khổng lồ, được tạo nên bởi 4.450 tấm pin, nhằm nghiên cứu tín hiệu về sự sống của con người ở các hành tinh khác, cũng như có thể quan sát được những hành tinh nằm ẩn không thể quan sát bằng mắt thường.
Trung Quốc hy vọng chương trình nghiên cứu vũ trụ trị giá nhiều tỷ USD của nước này sẽ trở thành biểu tượng về sức mạnh khoa học, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc chinh phục vũ trụ. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ xây dựng trạm vũ trụ riêng hoạt động lâu dài trên quỹ đạo vào năm 2020, ngoài ra nước này cũng lên kế hoạch đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoan nghênh dự án FAST và gửi thư chúc mừng các nhà khoa học và kỹ sư đã đóng góp công sức vào công trình khoa học mang tính lịch sử này.
theo Công lý