Sự kiện hot
12 năm trước

Từ dễ ăn thành khó xơi

Sau những bất ổn về hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập - tái xuất (TN-TX), Bộ Công Thương vừa ra Quyết định 5737/QĐ-BCT công bố 3 phụ lục danh mục hàng hóa cấm kinh doanh TN-TX, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan, tạm dừng hoặc phải có giấy phép của Bộ này.

Sau những bất ổn về hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập - tái xuất (TN-TX), Bộ Công Thương vừa ra Quyết định 5737/QĐ-BCT công bố 3 phụ lục danh mục hàng hóa cấm kinh doanh TN-TX, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan, tạm dừng hoặc phải có giấy phép của Bộ này.

Quyết định ấn định thời hạn tạm nhập tối đa của mỗi lô hàng không quá 60 ngày (tính cả 1 lần gia hạn 15 ngày). Quá thời hạn trên mà không tái xuất ra khỏi Việt Nam, nghiễm nhiên đó là hàng lậu. Đây chính là điều buộc các doanh nghiệp chuyên doanh TN-TX phải tự điều chỉnh, bám trụ hoặc giải thể nếu không đủ điều kiện đáp ứng.

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh TN-TX, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan chỉ tham gia ở công đoạn làm dịch vụ ủy thác để hưởng hoa hồng trong khi chủ hàng pháp nhân thực sự đều ở nước ngoài.

Tiếng là “đại diện” đứng tên nhập-xuất hàng nhưng doanh nghiệp ta không hề biết thực tế lô hàng là gì. Rồi nữa, Luật Hàng hải Việt Nam và tập quán quốc tế hóa do phương tiện chuyên chở thuộc loại hình nào (nhập khẩu, chuyển khẩu hay TN-TX) mà chỉ thể hiện hàng đi từ cảng A tới cảng B và tên hàng hóa.

Theo Hải quan Hải Phòng đây là kẽ hở khiến ngay cả hải quan cửa khẩu cũng rất khó để thống kê chính xác có bao nhiêu hàng TN-TX và những mặt hàng gì trừ khi doanh nghiệp tới mở tờ khai. Khó khăn quản lý và trong tổng lượng hàng hóa XNK hiện đang lưu giữ trong khu vực cảng phức tạp phát sinh từ đó.

“Tạm nhập” đã rắc rối như thế, đầu “tái xuất” lại còn khó hơn. Bởi lẽ, hầu hết các cửa khẩu hiện cơ sở hạ tầng nhỏ, không đủ quy chuẩn, luôn chịu áp lực lớn về tốc độ giải phóng hàng. Như vậy, một lô hàng TN-TX đang vận hành không ai biết đích xác hàng gì tự thân đã là cơ hội để buôn lậu quốc tế sử dụng cảng, cửa khẩu, hệ thống giao thông của ta làm ăn phi pháp.

Tuy nhiên, với các quy định mới nêu trên, mọi việc đã khá rõ ràng, theo hướng hạn chế rủi ro, tạo điều kiện và buộc doanh nghiệp phải nâng cao hiểu biết, thoát dần địa vị làm thuê sang làm chủ hoặc ít ra cũng biết rõ hàng hóa đang kinh doanh được hay không được phép trước khi ký kết hợp đồng với nước ngoài.

Được biết, trong trang phụ lục còn có xe cộ (trừ thiết bị chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện) và các bộ phận và phụ tùng của chúng... Nói cách khác, đó chính là ôtô, xe máy đã qua sử dụng. Với quy định mới này, số phận hàng chục chiếc xe siêu sang đang đắp chiếu tại cửa khẩu Bình Liêu, Hoành Mô, tỉnh Quảng Ninh chờ đợi đã lâu vẫn chưa thể tái xuất, cầm chắc bị tịch thu do đã quá thời hạn tạm nhập.

Trong những ngày qua, giới làm hàng TN-TX phần lớn “bày tỏ âu lo” bởi hiện tại còn cả chục ngàn container hàng TN-TX ứ đọng tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan đã có chủ trương tháo gỡ bằng việc ban hành Văn bản 5296/TCHQ-GSQL (3/10) cho phép thay đổi cửa khẩu tái xuất.

Dù vậy, đây vẫn chỉ là biện pháp tình thế. Về lâu dài, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ Quyết định 5737/QĐ-BCT nếu muốn tham gia vào lĩnh vực TN-TX nhằm tránh tái diễn tình trạng ào ạt nhập hàng, đổ xô chạy thủ tục để rồi lại ách tắc hàng loạt như vừa qua

Theo CAND

Từ khóa: