Sự kiện hot
3 năm trước

Vải thiều Lục Ngạn – “Trái vải không Covid-19”

Đây là mục tiêu chính, một khẩu hiệu quyết tâm của nhân dân và chính quyền huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nhằm xây dựng vùng vải thiều an toàn, không Covid-19.

COVER

Số liệu tính đến hết ngày 21/5/2021, toàn tỉnh Bắc Giang đã ghi nhận 783 ca nhiễm Covid-19, chủ yếu tại 2 KCN Quang Châu và Vân Trung, đã được cách ly ngay. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ông Lê Ánh Dương chia sẻ: “Chúng tôi chấp nhận rủi ro để an toàn cho cả nước”.

Qua những nỗ lực nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang đã có hàng loạt biện pháp quyết liệt, 4 huyện, thành phố đã thực hiện giãn cách, nhiều khu công nghiệp dừng hoạt động, hàng vạn lao động nghỉ làm, để cùng hệ thống chính trị chống dịch.

Tuy nhiên, vấn đề mà tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm hiện nay đó là vụ vải thiều đang bước vào giai đoạn chính, 180 nghìn tấn vải thiều trên toàn tỉnh sẽ khó tiêu thụ nếu không có phương án quyết liệt, cấp bách, trong đó đặc biệt là huyện Lục Ngạn - sản lượng lên tới 120.000 tấn.

Để giải đáp những thắc mắc này, cũng như giải tỏa nỗi lo âu đối với bà con vùng trồng vải thiều tại Bắc Giang, Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn ông Nguyễn Việt Oanh.

C1

Thưa ông, hiện tại nhiều huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có ca nhiễm Covid-19 đã phải thực hiện giãn cách xã hội. Qua ghi nhận, huyện Lục Ngạn chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng, có thể nói đây là sự thành công lớn, bài học của huyện là gì để đạt được kết quả trên?

Ông Nguyễn Việt Oanh – Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn: Đến nay, toàn huyện Lục Ngạn có 77 ca dương tính với Covid-19. Các trường hợp này đều đã được cách ly trước đó, khu cách ly không nằm trên địa bàn huyện. Qua truy vết, đã xác định được 1.035 trường hợp F1, 3.656 F2 và 4.786 F3. 

Với mô hình truy vết nhanh chóng giúp cho huyện Lục Ngạn làm tốt công tác khoanh vùng, dập dịch, bảo đảm vùng vải thiều an toàn, tiêu thụ thuận lợi.

Để đạt được kết quả trên, Bí thư Huyện uỷ đã trực tiếp chỉ đạo thành lập Tổ công tác do Phó trưởng Công an huyện phụ trách An ninh làm Tổ trưởng; thành viên gồm: Y tế, Công an và một số ban, ngành của huyện. Trong đó, Công an huyện 10 đồng chí giỏi tin học, kinh nghiệm điều tra và chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 2 đồng chí gồm: 1 đồng chí sử dụng điện thoại truy vết, 1 đồng chí nhập dữ liệu vào máy vi tính.

Nhà báo Vũ Quang đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Oanh - Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn.

Nhà báo Vũ Quang đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Oanh - Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn để giải đáp những thắc mắc, lo âu của bà con vùng trồng vải Lục Ngạn xung quanh việc tiêu thụ trái vải thiều năm 2021.

Tổ công tác hoạt động 24/24 giờ, phòng làm việc đặt tại Văn phòng Huyện uỷ và được bố trí ăn nghỉ, sinh hoạt tại đây. Hằng ngày, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 của huyện nghe Tổ công tác báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình, kết quả công tác để chỉ đạo mọi mặt công tác PCD trên địa bàn. 

Tổ công tác ứng dụng triệt để phần mềm tin học để lập danh sách các trường hợp F0, F1, F2 và các thông tin về: Họ và tên; ngày có kết quả; Mã bệnh nhân; điện thoại; năm sinh; giới tính; nghề nghiệp; thường trú quê quán (thôn, xã, huyện, tỉnh); địa chỉ tạm trú ở Bắc Giang (thôn, xã huyện); tên cơ quan, nơi làm việc, trường học…Thông tin từng bệnh nhân trên Excel được dẫn đường link tới bản Word lưu trữ lịch trình di chuyển. 

Để phục vụ công tác truy vết, Tổ công tác thành lập 3 nhóm Zalo: Giữa lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện, thành viên Ban Chỉ đạo PCD ở huyện; giữa lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện, Ban Chỉ đạo PCD cấp huyện, xã, lực lượng Công an và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; giữa đồng chí Tổ trưởng Tổ công tác với Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

Khi nào nhận được thông báo về F0 trên địa bàn, tổ truy vết phải tính toán xem có bao nhiêu người liên quan, từ đó phân tích tình hình. Phân công các nhóm gọi điện điều tra dịch tễ đối với các ca F0 để xác định ngay các F1, sau đó phân công tiếp các đồng chí còn lại gọi điện cho F1 xác định các F2; khẩn trương chuyển các thông tin và điều tra dịch tễ của F0 cho bộ phận Y tế; bộ phận Y tế sẽ đánh giá các nhóm nguy cơ lây nhiễm cao và nguy cơ lây nhiễm thấp.

Sau đó, chuyển dữ liệu này xuống Ban giám sát cộng đồng ở các thôn, xóm từ đó xem còn sót ai không, nếu sót bổ sung ngay. Có phương án “giữ chân” các F có nguy cơ cao ngay tại gia đình, hoặc nơi làm việc.

Khi có thông tin F1 chuyển thành F0 thì kiểm tra trên hệ thống là có ngay các F1, F2, F3… Cứ như vậy, khi có kế hoạch sẵn, các F1 biến thành F0, chúng tôi chủ động, không vất vả.

Khi Huyện phân tích ai nguy cơ cao là đưa đi cách ly ngay. Có hôm 3h sáng đưa đi ngay. Bởi nếu họ đi chợ thì coi như xong. Sớm 1 giờ đã quý, mà sớm 1 ngày là thành công.

c2

Xin chúc mừng những nỗ lực không mệt mỏi của nhân dân, chính quyền huyện Lục Ngạn cùng những sáng kiến trong việc truy vết Covid-19, để bảo đảm an toàn cho nhân dân sản xuất, phát triển kinh tế. Việc tiêu thụ trái vải thiều năm 2021 chắc chắn sẽ khó khăn hơn năm 2020, khi Bắc Giang đang làm điểm nóng về Covid-19, vậy huyện Lục Ngạn có kế sách gì giúp nhân dân thu hoạch, chế biến tiêu thụ vải thiều, thưa ông?

33

Ông Nguyễn Việt Oanh – Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn cho hay: Về công tác chuẩn bị cho thu hoạch vải thiều, năm nay diện tích vải thiều toàn huyện là hơn 15,4 nghìn ha, ước sản lượng khoảng 120 nghìn tấn. Dự kiến thu hoạch vải sớm từ 20/5, thu hoạch vải muộn từ 10/6 đến 20/7.

Đối với tình hình tiêu thụ, dự kiến sấy tại chỗ khoảng 20 nghìn tấn, chế biến khoảng 3 nghìn tấn và tiêu thụ vải tươi khoảng 97 nghìn tấn (trong đó, xuất khẩu 32 nghìn tấn sang thị trường Trung Quốc, Úc, Pháp, Mỹ...).

Tuy nhiên, gặp một số khó khăn do sản lượng vải lớn, thời gian thu hoạch ngắn, đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đón thương nhân Trung Quốc sang thu mua gặp nhiều khó khăn.

Huyện Lục Ngạn đã tập trung cao việc kết nối thương nhân hai nước (Việt Nam - Trung Quốc) để xuất bán vải theo hình thức giao hàng tại cửa khẩu; đưa toàn bộ vải xấu vào sấy khô; các trạm gác, chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 hoạt động thực sự hiệu quả, trách nhiệm, như vậy vùng vải thiều Lục Ngạn sẽ luôn an toàn trước đại dịch.

A 2

Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền về điều kiện xuất khẩu quả vải tươi vào thị trường Trung Quốc, Nhật Bản…; 36 mã số vùng trồng của huyện được Trung Quốc chấp nhận; 27 mã số vùng trồng với diện tích 194,5 ha được Nhật Bản chấp nhận.

Sản phẩm vải thiều xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc thì trên bao bì nhất thiết phải dùng tiếng Trung Quốc ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất, đóng gói, tên nhà vườn hoặc mã số đăng ký... Từ đó các tổ hợp tác, hộ sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp thấy được việc sản xuất vải thiều theo hướng hàng hóa đảm bảo chất lượng cao là yêu cầu tất yếu của thị trường.

Huyện cũng đã chỉ đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì, thiết kế tem, nhãn, bao bì đựng vải thiều, tem Vải thiều Lục Ngạn đã được kiểm dịch cung cấp cho các tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở kiểm soát chất lượng và số lượng sản phẩm.

Đồng thời, liên hệ với Sở Công Thương đề nghị Bộ Công Thương tổ chức quảng bá, giới thiệu thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại thị trường Thái Lan và tổ chức các chương trình Chung tay cùng người dân Lục Ngạn tiêu thụ vải thiều” tại tất cả các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, tập đoàn phân phối như: Aoen, BigC, SaiGon.Coop, Happro, Vinmart, Lotte, hệ thống các sàn thư ng mại điện tử sendo.vn, lazada.vn, shopee.vn, tiki.vn, dacsanlucngan.vn, Amazon.com, alibaba.com,….

thay

Huyện Lục Ngạn đã có nhiều phương án ứng phó trước những diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

"Chúng tôi tin tưởng rằng, với những yêu cầu nghiêm ngặt trong trông tác phòng chống dịch, những nguy cơ về lây lan dịch Covid-19 đều được loại bỏ khỏi vùng vải. Chúng tôi quyết tâm xây dựng “Vùng vải không Covid-19”, Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn ông Nguyễn Việt Oanh chia sẻ.

c3

Liên quan đến công tác tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn, ngày 19/5, ông Dương Văn Thái – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đã có buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Lục Ngạn.

Tại buổi làm việc này, ông Dương Văn Thái – Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đánh giá cao sự chuẩn bị của huyện cho việc tiêu thụ vải thiều như: Hỗ trợ các lò sấy, xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Song huyện cần xác định năm nay việc tiêu thụ vải sẽ rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Để tiêu thụ vải thiều thuận lợi, an toàn dịch bệnh, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị huyện cần quản lý chặt chẽ số lao động, yêu cầu kê khai y tế, áp dụng các biện pháp phòng dịch theo quy định. Trong đó, phát huy vai trò giám sát của các tổ giám sát Covid cộng đồng; quản lý số lao động thời vụ trên địa bàn.

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang yêu cầu các Sở, ngành của tỉnh phối hợp cùng huyện tổ chức thành công hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Trong khi đó, Công an tỉnh phải đảm bảo an ninh trật tự, thông tuyến, kiểm soát xét nghiệm lái xe.

Nỗi lo của người dân hiện nay đó là việc vận chuyển vải tiêu thụ từ Lục Ngạn đi các tỉnh, thành phố trên cả nước làm sao cho thông suốt, không gặp trở ngại, huyện và tỉnh Bắc Giang có phương án gì cho nội dung cấp bách này, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Oanh – Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn cho hay: Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã có văn bản đề nghị Thủ tướng và các tỉnh, TP trong cả nước tạo điều kiện thông thương cho nông sản của Bắc Giang, đặc biệt là trái vải thiều.

Tỉnh cũng giao cho Sở Giao thông - Vận tải kết nối với Hiệp hội vận tải tỉnh làm việc với huyện Lục Ngạn để đề ra biện pháp, phương án phối hợp, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, phương tiện vận tải, bảo đảm an toàn vận chuyển vải sang tiêu thụ ở tỉnh bạn.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đã yêu cầu thành lập 2 Tổ công tác đặc biệt thường trực của tỉnh bám tại 2 cửa khẩu chính là Lạng Sơn và Lào Cai để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục trong xuất khẩu, xuất cảnh cho doanh nghiệp, doanh nhân xuất khẩu vải thiều. Thành phần tổ công tác gồm Sở Công Thương và Ngoại vụ, có nhiệm vụ phối hợp tốt với địa phương bạn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Vũ Quang - Thiết kế/Lê Hải

Theo Pháp luật Plus

Từ khóa: