Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận để lại tại thời điểm 31/12/2021 theo BCTC riêng năm 2021 đã được kiểm toán. Thời gian phát hành dự kiến quý 4/2022 và quý 1/2023 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận đủ tài liệu báo cáo phát hành.
CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành theo tỷ lệ 3:1, tương ứng với mỗi cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu sẽ nhận về 1 cổ phiếu mới. Số lượng phát hành ước tính hơn 82 triệu cổ phiếu với tổng giá trị 820 tỷ đồng.
Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận để lại tại thời điểm 31/12/2021 theo BCTC riêng năm 2021 đã được kiểm toán. Thời gian phát hành dự kiến quý 4/2022 và quý 1/2023 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận đủ tài liệu báo cáo phát hành.
Trong quý III/2022, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 7,364 tỷ đồng, gấp gần 8.4 lần cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 1,248 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế hơn 252 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 160 tỷ đồng.
Theo giải trình của Công ty, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng do sự phục hồi của thị trường sau đại dịch cùng với các chương trình marketing được triển khai linh hoạt, phù hợp với bối cảnh thị trường và thị hiếu khách hàng. Ngoài ra, mức nền so sánh năm 2021 thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PNJ lần lượt đạt 25,574 tỷ đồng (gấp đôi cùng kỳ) và 1,340 tỷ đồng (gấp 2.3 lần cùng kỳ).
Năm 2022, Công ty lên kế hoạch mang về 25,835 tỷ đồng doanh thu và 1,320 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 25% và 13% so với thực hiện năm 2021. So với kế hoạch đề ra, PNJ đã thực hiện được gần 99% chỉ tiêu doanh thu và hoàn thành 101.5% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tại ngày 30/09/2022, tổng tài sản của PNJ đạt 12,463 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tiền tương đương đạt hơn 1,175 tỷ đồng gấp 3.3 lần), chiếm chủ yếu là lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; Công ty ghi nhận mới khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 400 tỷ đồng, là tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng OCB và Ngân hàng SeaBank.
Chiếm gần 75% cơ cấu tài sản là hàng tồn kho với gần 9,289 tỷ đồng (tăng 6%), trong đó tỷ trọng thành phẩm là 62% (gần 5,775 tỷ đồng, tăng 10%); hàng hóa là 28% (2,600 tỷ đồng, giảm 3%); ngoài ra, Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.7 tỷ đồng (đầu năm không ghi nhận).
Lan Anh
Theo KTDU