Sự kiện hot
2 năm trước

VDSC: Thức uống dinh dưỡng - Thị trường nông thôn dẫn dắt tăng trưởng từ năm 2022

Theo VDSC, giá trị chi tiêu sản phẩm sữa lần lượt tăng 13% và 14% ở khu vực thành thị và nông thôn, mà VDSC cho rằng nguyên nhân đến từ sự thay đổi hành vi chi tiêu của người tiêu dùng trong bối cảnh giãn cách xã hội. Trong đó, sữa nước, sữa chua, sữa đặc có đường, sữa bột và sữa trái cây đạt mức tăng trưởng cao nhất theo năm và theo quý.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chi tiêu cho các sản phẩm sữa tăng 13% n/n

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây đã có báo cáo cập nhật đối với ngành thực phẩm, đồ uống. Theo VDSC, chi tiêu cho ngành hàng FMCG gặp nhiều thách thức trong Q3/2021 khi miền Nam Việt Nam phải hứng chịu làn sóng Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm FMCG thiết yếu, bao gồm thực phẩm đóng gói và các sản phẩm từ sữa.

Các dịch vụ giao hàng ngừng hoạt động và quân đội được giao nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng thiết yếu từ các siêu thị nhỏ đến các hộ gia đình. Điều này đã làm giảm đáng kể lưu lượng mua hàng của khách hàng tại các siêu thị và hạn chế sự lựa chọn sản phẩm tiêu dùng của người dân.

Theo Kanta Worldpanel, giá trị chi tiêu của các sản phẩm sữa lần lượt tăng 13% và 14% ở khu vực thành thị và nông thôn, mà chúng tôi cho rằng nguyên nhân đến từ sự thay đổi hành vi chi tiêu của người tiêu dùng trong bối cảnh cách ly toàn xã hội. Trong đó, sữa nước, sữa chua, sữa đặc có đường, sữa bột và sữa trái cây đạt mức tăng trưởng cao n/n và q/q.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Trong 12 tuần lũy kế đến tháng 8/2021, giá trị chi tiêu cho thức uống dinh dưỡng của các siêu thị nhỏ, chuỗi cửa hàng mẹ & bé và kênh trực tuyến tại khu vực thành thị lần lượt tăng mạnh 69% n/n, 79% n/n và 51% n/n, trong khi giá trị chi tiêu tại chợ và kênh bán lẻ thương mại truyền thống khác giảm 35% n/n và 14% n/n.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Khu vực nông thôn dẫn dắt tăng trưởng thị trường sữa Việt Nam từ năm 2022

Theo VDSC, tăng trưởng của thị trường thức uống dinh dưỡng sẽ tập trung ở khu vực nông thôn cả về giá trị và sản lượng tiêu dùng. Trong giai đoạn năm năm qua, mặc dù giá trị chi tiêu cho thức uống dinh dưỡng ở khu vực thành thị cao gấp hai lần so với khu vực nông thôn, nhưng giá trị chi tiêu trên mỗi hộ gia đình ở khu vực thành thị đã bước vào giai đoạn bão hòa với tốc độ tăng trưởng CAGR 5 năm gần bằng 0% trong khi khu vực nông thôn đạt 7%.

Về sản lượng tiêu dùng cho thức uống dinh dưỡng, mức chi tiêu trên mỗi hộ gia đình ở khu vực thành thị ghi nhận tốc độ CAGR 5 năm giảm 1%, trong khi khu vực nông thôn đạt 4%. Với tốc độ đô thị hóa được ước tính sẽ đạt mức trung bình của châu Á trong ba năm tới (48% năm 2024 từ 37% năm 2020), giá trị và sản lượng tiêu dùng của khu vực nông thôn được kỳ vọng sẽ tiệm cận ngưỡng tiêu dùng của khu vực thành thị và trở thành động lực tăng trưởng của thị trường dinh dưỡng Việt Nam từ năm 2022.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Cũng theo VDSC, các dòng sản phẩm có tăng trưởng giá trị tiêu dùng cao và tỷ lệ thâm nhập thấp sẽ dẫn dắt tăng trưởng chính. Giỏ hàng dinh dưỡng của người tiêu dùng tại khu vực nông thôn đã thể hiện sự ổn định về cơ cấu danh mục trong nhiều năm qua. Trong đó, sữa nước và sữa bột cho trẻ em lần lượt chiếm 27% và 25% tổng giá trị chi tiêu của khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm này đã có giai đoạn bão hòa khi ghi nhận mức tăng trưởng giá trị CAGR trong 3 năm chỉ đạt 0% và 6% với tỷ lệ thâm nhập lần lượt là 73% và 22%.

Ngược lại, sữa chua uống và sữa trái cây có tốc độ tăng trưởng giá trị CAGR trong 3 năm là 19% và tỷ lệ thâm nhập là 43%, trong khi các dòng sản phẩm này vẫn chỉ chiếm dưới 10% tổng giá trị chi tiêu ở khu vực nông thôn, cho thấy tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng giá trị trong những năm tới.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nhật Minh

Theo KTDU

Từ khóa: