Sự kiện hot
13 năm trước

Vì sao cổ phiếu STB tăng giá mạnh ?

Sang đầu năm 2012, TTCK bất ngờ bật dậy và nhóm cổ phiếu ngân hàng đạt mức tăng giá đáng kể, đặc biệt mã CP của NHTM Sài gòn thương tín (STB) có mức tăng “vượt trội”.

Sang đầu năm 2012, TTCK bất ngờ bật dậy và nhóm cổ phiếu ngân hàng đạt mức tăng giá đáng kể, đặc biệt mã CP của NHTM Sài gòn thương tín (STB) có mức tăng “vượt trội”.

 Tỉ lệ tăng CP Ngân hàng từ đầu năm đến 10/2/2012

Vào thời điểm giữa năm 2011, các CP ngân hàng đã suy giảm nghiêm trọng. Giá nhóm “CP Vua” xuống thấp ngang với những Cty hạng trung, chưa có thương hiệu mạnh. Hầu hết cổ phiếu ngân hàng OTC (trừ cổ phiếu ngân hàng Quân Đội và Techcombank) đều giao dịch dưới mệnh giá. Các CP NH hàng đầu như EIB, STB cũng rớt xuống gần mệnh giá.

Tâm lý chán chường về TTCK nói chung và CP ngành NH đã lên đỉnh điểm với hàng loạt tin xấu về tái cấu trúc hệ thống NH; nhà kinh doanh hàng đầu VN, Ông Đặng Thành Tâm, cho rằng theo mô hình phát triển bền vững sắp tới, thì ngân hàng sẽ không còn là ngành đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, sang đầu năm 2012, TTCK bất ngờ bật dậy và nhóm cổ phiếu ngân hàng đạt mức tăng giá đáng kể, đặc biệt mã CP STB có mức tăng “vượt trội” hơn hẳn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/2, STB đóng cửa ở mức 20.900 đồng/CP, tăng 34,8% so với đầu năm. Mức tăng của STB được xem là cao hơn rất nhiều so với các mã CP cùng ngành còn lại như VCB (16,3%), EIB (18,6%) , ACB (17,1%) và cao hơn 2 lần so với VN index.

Như vậy, nhìn chung các CP của ngân hàng lớn như VCB, EIB, STB tăng trong thời điểm này là điều hợp lý sau một giai đoạn đã xuống quá sâu. Với các nhà đầu tư dài hạn thì CP ngân hàng vẫn được đánh giá là loại cổ phiếu đáng để đầu tư, vì đây là ngành hoạt động ổn định, có sự kiểm soát – giám sát chặt, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có thanh khoản mạnh.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều CP ngân hàng như CTG, VCB, EIB… giá khá hấp dẫn, và lợi nhuận năm 2011 tăng trưởng khá mạnh so với năm 2010. Tuy nhiên, việc STB tăng mạnh hơn các CP NH khác là điều làm nhiều người ngạc nhiên. Xét về thương hiệu, mức độ tăng trưởng và P/E thì cổ phiếu EIB có phần vượt trội hơn (tham khảo bảng). Tuy nhiên, hiện nay STB đã tăng trên 20.000 đồng/CP, có tốc độ tăng tính từ đầu năm gần gấp đôi so với 15.000 đồng/CP của EIB. Để lý giải điều này thì việc đánh giá năng lực tài chính và triển vọng kinh doanh của các ngân hàng chưa đủ. Chìa khóa mức tăng mạnh của STB có thể là sự thu mua rất mạnh của các tổ chức đang muốn tham gia làm cổ đông lớn điều hành STB, và nhà đầu tư nhỏ nắm bắt tình hình cũng tranh thủ mua theo lướt sóng.

Những nhà đầu tư nhỏ có thể hưởng lợi nhiều từ việc lướt sóng STB trong bao lâu ?

Trong thực tiễn, những thương vụ MA lớn trên thế giới, có tổ chức muốn mua Cty đều trả giá cao hơn nhiều so với giá thị trường lúc đó, như vậy phân tích hiện tương tăng mạnh của STB theo hướng này cũng khá hợp lý.

Vấn đề là với những nhà đầu tư nhỏ có thể hưởng lợi nhiều từ việc lướt sóng STB trong bao lâu ?. Rõ ràng, việc chốt lời với mức trên 30% chưa đầy 2 tháng là tỷ suất lợi nhuận trong mơ, vượt trội nhiều lần so với gửi ngân hàng chỉ có 14%/năm, nhưng các nhà đầu tư có thể gặp rủi ro nếu tiếp tục nắm giữ hoặc mua thêm để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, mặc dù xét về đầu tư dài hạn thì với giá hiện nay, CP STB cũng khá tốt để nắm giữ.

Tuy nhiên, trong trường hợp đầu tư dài hạn thì EIB lại đáng được quan tâm hơn với mức P/E chỉ có 7, thấp hơn hẳn VCB và STB, trong khi đó EIB là ngân hàng duy nhất của khu vực Đông Nam Á được Tạp chí Banking đánh giá có mức độ tăng trưởng tổng tài sản tốt nhất năm 2011. Ngoài ra, EIB cũng không bị vướng nhiều với Cty con về đầu tư BĐS và chúng khoán, là hai lĩnh vực được cho là còn khó khăn trong năm 2012. Tóm lại khá nhiều CP ngân hàng hiện nay khá hấp dẫn để đầu tư dài hạn, nhưng nếu nhà đầu tư không dựa trên các chỉ tiêu cơ bản để chọn CP tốt mà lao theo lướt sóng thị trường như STB hiện nay thì sẽ có thể gặp rủi ro lớn. 

Thế Anh
Theo VFA Group


Từ khóa: