Tại sao nước nóng đóng băng nhanh lơn nước lạnh? Đây là câu hỏi hóc búa đã làm đau đầu các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua.
Tại sao nước nóng đóng băng nhanh lơn nước lạnh? Đây là câu hỏi hóc búa đã làm đau đầu các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua.
Để khuyến khích mọi người tìm câu trả lời cho bí ẩn trên, Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh đã quyết định treo thưởng 1.000 bảng cho cá nhân hay tổ chức nào đưa ra giải thích thuyết phục. Mọi người có thể gửi câu trả lời đến ngày 30/7 tới.
Bí ẩn hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh vẫn chưa có lời giải
Ông Brian Emsley, giám đốc truyền thông của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh, cho biết trên Daily Mail: “Người giành giải thưởng 1.000 bảng cần giải thích một cách thuyết phục cho hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh và có thể đưa ra một số ý tưởng sáng tạo.”
Hiện tượng nước nóng đóng băng hơn nước lạnh được gọi là ‘hiệu ứng Mpemba’, đặt theo tên học sinh cấp 3 Erasto Mpemba người Tanzania, sau khi học sinh này đưa câu hỏi cho các giáo sư tới thăm trường của cậu vào năm 1968.
Mpemba, đã nghiên cứu hiện tượng kỳ quái này suốt 5 năm, trước khi đưa câu hỏi cho giáo sư Denis Osborne thuộc trường đại học Dar es Salaam (Tanzania): “Nếu ông đưa hai cốc nước bằng nhau, một cốc có nhiệt độ 35 độ C và một cốc có nhiệt độ 100 độ C, vào tủ lạnh, cốc nước 100 độ C sẽ đóng băng trước. Tại sao?”
Giáo sư Denis Osborne đã không trả lời được câu hỏi hóc búa của cậu học sinh cấp 3. Một năm sau đó, ông đã tiến hành một nghiên cứu về hiện tượng này và gọi nó là ‘Hiệu ứng Mpemba’.
Sau đó, rất nhiều giả thuyết dựa trên các hiệu ứng vật lý như bay hơi, đối lưu và làm chậm đông đã được các nhà khoa học đưa ra để giải thích ‘Hiệu ứng Mpemba’, nhưng không giả thuyết nào thuyết phục được đa số giới khoa học.
Hà Hương
Theo Vietnamnet