Sự kiện hot
8 tháng trước

Việt Nam - điểm sáng đầu tư bất động sản trong bối cảnh toàn cầu biến động

Tám tháng đầu năm 2023 chứng kiến sự thay đổi đáng kể về xu hướng đầu tư toàn cầu trong nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) quan trọng, phản ánh sự biến đổi của động lực thị trường, tiến bộ công nghệ và thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư được quan tâm với khả năng phục hồi tích cực và sự linh hoạt của nền kinh tế.

Bất động sản văn phòng: Mô hình làm việc kết hợp và tiêu chuẩn ESG

Lĩnh vực văn phòng chứng kiến giai đoạn biến đổi được thúc đẩy bởi các mô hình làm việc kết hợp và sự thay đổi trong mô hình làm việc. Khối lượng giao dịch giảm mạnh 60% so với cùng kỳ năm trước.

Mô hình làm việc kết hợp (hybrid-working) đã thúc đẩy các doanh nghiệp cân nhắc lại nhu cầu sử dụng không gian văn phòng của họ, ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch. Ngoài ra, sự suy giảm trong lĩnh vực công nghệ đã ảnh hưởng đến nguồn cầu văn phòng.

Tuy nhiên, nhu cầu về các dự án đảm bảo tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị) với chứng chỉ xanh đã tạo ra thị trường phân cấp, trong đó nhà đầu tư ưa chuộng hơn các tài sản văn phòng đạt tiêu chuẩn bền vững và thân thiện với môi trường.

Bất động sản nhà ở: Thách thức và cơ hội

Lĩnh vực nhà ở đối mặt với nhiều thách thức khi tỷ lệ đầu tư giảm 65% theo năm, trong đó dòng sản phẩm nhà ở thương mại chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Chi phí vay để mua nhà tăng cao đã tác động nhiều đến tâm lý người mua, làm ảnh hưởng đến cả nhu cầu và nguồn cung trên thị trường. Tình trạng thiếu nhà ở giá cả phải chăng vẫn là một vấn đề phải đối mặt, do quá trình đô thị hóa và nhu cầu gia tăng về thuê nhà, đặc biệt là các thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương với lượng dân đô thị cao.

Mặc dù đối mặt với thách thức, lĩnh vực nhà ở vẫn được xem là kênh trú ẩn đầu tư an toàn, với tiềm năng tăng trưởng khi thị trường được thúc đẩy trở lại.

Bất động sản công nghiệp: Thích ứng với bối cảnh mới

Lĩnh vực công nghiệp đã giảm nhiệt với mức suy giảm đầu tư 43% theo năm, trở về mức cuối năm 2017. Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm khi chiếm hơn nửa tổng số giao dịch trên toàn cầu.

Bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu cùng xu hướng near-shoring (sản xuất tại các thị trường gần) và friend-shoring (sản xuất tại các quốc gia bằng hữu) đã thay đổi chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư BĐS công nghiệp.

Tuy nhiên, khả năng thích nghi của lĩnh vực BĐS công nghiệp và tiềm năng về các cơ hội đầu tư công nghệ mới đang mang đến nhiều cơ hội thú vị cho các nhà đầu tư.

Thị trường khách sạn: Phục hồi và phát triển

Lĩnh vực khách sạn đã chứng kiến mức suy giảm đầu tư 45% theo năm trên toàn cầu. Một trong những điểm nổi bật là Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành các thị trường quan trọng sau Mỹ.

Sự phục hồi ngành du lịch, đồng Yen yếu và lãi suất thấp đã thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn của Nhật Bản. Theo báo cáo của Savills, riêng trong quý II, tổng giá trị giao dịch tài sản khách sạn tại Nhật Bản đạt đến gần 1 tỷ USD.

Phân khúc bán lẻ: Thích nghi và phục hồi

Phân khúc bán lẻ đã trải qua mức suy giảm đầu tư lên đến 57% so với cùng kỳ năm trước bởi những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, cùng với đó là sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Tuy nhiên, dấu hiệu cho thấy thị trường đang có thích nghi nhanh với bối cảnh và phục hồi.

Giá thuê bán lẻ cao cấp ở các vị trí có lưu lượng người qua lại đông đúc so với khả năng tương tác mạnh mẽ với người tiêu dùng đã cho thấy được sự phục hồi đáng kể, vượt quá cả mức trước dịch bệnh.

Chính khả năng thích nghi của phân khúc này được thể hiện thông qua chiến lược kết hợp giữa cửa hàng trực tuyến và cửa hàng vật lý. Ngoài ra, sự linh hoạt của các thương hiệu xa xỉ cùng với khả năng hồi phục của nhánh cửa hàng tiện lợi, chú

Bảo Anh 

Theo Kinh tế và đồ uống

Từ khóa: