Theo đó, các doanh nghiệp trúng thầu gồm: công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long (Việt Nam), Thai Capital Crops, Shwe Wah Yaung Agriculture Production (Myanmar), Olam International (Singapore) và Asia Golden Rice (Thái Lan). Bên cạnh đó, khối lượng gạo xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng sau quá trình chế biến.
|
Thông báo trúng thầu chính thức sẽ được công bố trong tuần này. |
Được biết, một nửa số gạo trong phiên đấu thầu sẽ được chuyển tới Philiippines vào ngày 31/12 để đảm bảo nguồn cung sẵn có trong giai đoạn nghỉ lễ cuối năm.
Theo Reuters, nguồn cung gạo đáp ứng đơn đặt hàng của Philippines là từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và Pakistan. Cụ thể, Thai Capital Crops giành quyền xuất khẩu 45.000 tấn sau khi chào giá 439,75 USD/tấn chuyển tới cảng General Santos và Davao.
Olam International trúng thầu xuất khẩu 65.000 tấn với giá 429,8 USD/tấn chuyển tới La Union. Ngoài ra, công ty này cũng trúng thêm 40.000 tấn chuyển tới Batangas với giá 425,8 USD/tấn; 30.000 tấn tới Tabaco, Albay với giá chào thầu 432,1 USD/tấn; và 75.000 tấn tới Manila ở mức 434 USD/tấn.
Tập đoàn Tân Long của Việt Nam giành được quyền xuất khẩu 118.000 tấn sang Subic sau khi chào thầu với giá 459 USD/tấn.
Asia Golden Rice trúng thầu đơn hàng xuất khẩu 54.000 tấn ở mức giá 458 USD/tấn chuyển tới Cebu và Tacloban. Mặt khác, đơn vị này cũng giành được thầu bán 54.000 tấn gạo với giá 439,75 USD/tấn tới Zamboanga, Cagayan de Oro và Surigao.
Ở mặt trận còn lại, Công ty Shwe Wah trúng thầu 28.000 tấn gạo còn lại với mức giá 418,65 USD/tấn chuyển tới Iloilo và Bacolod.
500.000 tấn gạo là một phần của 750.000 tấn gạo được NFA cho phép nhập khẩu trong năm 2018. Được biết, thời hạn vận chuyển cho một nửa lô hàng là trước cuối năm nay. Trong khi đó, phiên đầu G2G để nhập khẩu 250.000 tấn gạo chỉ chấp nhận 43.000 tấn gạo.
Yến Thanh
Theo Thời báo Chứng khoán
|