Sự kiện hot
13 năm trước

Vietcombank dành 4.000 tỷ cho vay mua thóc gạo

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 287/QĐ-TTg về việc mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân 2011-2012 với thời hạn mua tạm trữ từ ngày 15/3/2012 đến hết ngày 30/4/2012.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 287/QĐ-TTg về việc mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân 2011-2012 với thời hạn mua tạm trữ từ ngày 15/3/2012 đến hết ngày 30/4/2012.

Thời hạn cho vay tối đa 6 tháng cùng mức lãi suất ưu đãi 14%/năm trong suốt thời hạn vay vốn.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, ngay sau khi có chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ, Vietcombank chính thức dành thêm 4.000 tỷ đồng cho vay theo chương trình này.

Thời hạn cho vay tối đa 6 tháng cùng mức lãi suất ưu đãi 14%/năm trong suốt thời hạn vay vốn.

Vietcombank cũng tổ chức hội thảo triển khai chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo và có chỉ đạo kịp thời đối với từng chi nhánh đóng tại địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Tp.HCM, nơi tập trung phần lớn khách hàng được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu.

Theo thống kê, chỉ sau một tuần triển khai, Vietcombank đã giải ngân được 106 khoản vay với tổng giá trị trên 1.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 150.000 tấn gạo) cho các doanh nghiệp được giao thu mua.

Với chủ trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp thuộc danh sách được Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao chỉ tiêu, có tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời có năng lực sản xuất và sức chứa kho hiện có đảm bảo lượng thu mua tạm trữ đã được phân bổ sẽ được Vietcombank đáp ứng nhu cầu về vốn.

Cơ chế vay vốn linh hoạt, thủ tục rút vốn nhanh gọn giúp doanh nghiệp có thể thu mua tạm trữ đúng tiến độ và chủ động lựa chọn hình thức thanh toán vốn vay phù hợp với đặc thù kinh doanh ngành cũng như nhu cầu vay vốn theo từng thời điểm.

Ngoài nguồn vốn tín dụng, các khách hàng trên còn được cung cấp kèm theo gói dịch vụ ngân hàng tổng thể dành cho khách hàng doanh nghiệp vốn là thế mạnh của Vietcombank như tài trợ thương mại, dịch vụ quản lý tài khoản thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ…

Theo đó, doanh nghiệp sẽ được tài trợ vốn lưu động hoặc tài trợ thương mại để thực hiện các hoạt động thu mua, chế biến thóc gạo để tạm trữ, xuất khẩu trực tiếp.

Hà Anh
Theo VnEconomy

Từ khóa: