Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Vilico (VLC) niêm yết bổ sung hơn 156,2 triệu cổ phiếu hoán đổi với GTNfoods (GTN)

Sau khi niêm yết bổ sung, số lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ nâng lên 172,3 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ là 1.723,46 tỷ đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về ngày giao dịch đối với cổ phiếu thay đổi đăng ký giao dịch của Tổng công ty Chăn Nuôi Việt Nam (Vilico, mã VLC - UPCoM).

Theo đó, công ty dự kiến niêm yết bổ sung hơn 156,2 triệu cổ phiếu và giảm 47 triệu cổ phiếu từ ngày 31/5. Như vậy, lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung ròng 109,2 tỷ đồng. Sau khi niêm yết bổ sung, số lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ nâng lên 172,3 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ là 1.723,46 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 9/3/2022, VLC phát hành thêm 156,25 cổ phiếu mới để hoán đổi cổ phiếu CTCP GTNfoods (GTN – sàn HOSE) theo hợp động sáp nhập v ới tỷ lệ 1,6:1, tức cổ đông sở hữu 1,6 cổ phiếu GTN vào ngày chốt quyền sẽ hoán đổi lấy 1 cổ phiếu VLC, tương đương với 1 cổ phiếu GTN được hoán đổi lấy 0,625 cổ phiếu VLC. Thêm nữa, Lượng cổ phiếu mà VLC đang sở hữu GTN sẽ bị hủy.

Trong quý I/2022, VLC ghi nhận doanh thu thuần đạt 676 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng cũng tăng nhẹ 6% nên lợi nhuận gộp đạt 200,5 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ.

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 56,3% lên 38,2 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính tăng tới 38,6 lần, trong đó chi phí lãi vay chiếm tới 97,6%.

Chi phí bán hàng 136 tỷ, chi phí quản lý doanh nghiệp 27,2 tỷ đồng lần lượt tăng 10,6% và 115% so với cùng kỳ năm 2021. Kết thúc quý I/2022, Vilico báo lãi sau thuế đạt 59,8 tỷ đồng tăng 11,6% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 31/3/2022, tổng tài sản của Vilico đtạ 4.736 tỷ đồng tăng 48% so với đầu năm, trong đó tài sản ngắn hạn đạt 3.349 tỷ đồng (chiếm 70,7%), tài sản dài hạn đạt 1.388 tỷ đồng (chiếm 29,3 %).

Nợ phải trả đến cuối kỳ là 544,5 tỷ đồng tăng 49,2% so với đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn là 368 tỷ đồng (chiếm 67,6%).

Liên quan đến Vilico, mới đây Vinamilk và Vilico hợp tác với Tập đoàn Sojitz Nhật Bản đầu tư cơ sở chăn nuôi–chế biến–phân phối sản phẩm thịt bò tại Việt Nam, cung cấp cho thị trường toàn quốc và xuất khẩu. Quy mô hợp tác các giai đoạn dự kiến lên đến 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hai doanh nghiệp này cũng hợp tác để đầu tư và xây dựng nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.600 tỷ (gần 200 triệu USD), trên diện tích gần 25 ha, tổng công suất thiết kế ước đạt khoảng 400 triệu lít/năm được xây dựng dự kiến theo 2 giai đoạn.

Hà My
Theo KTDU

Từ khóa: