Bột đá Sao Hỏa sau khi khoan lên sẽ được đưa vào thiết bị phân tích có trong xe tự hành NASA, giúp họ nghiên cứu thành phần và tìm kiếm sự sống.
Xe tự hành Curiosity của NASA trên Sao Hỏa đã chạm mũi khoan đầu tiên lên bề mặt hành tinh trong 10 tháng qua, sau khi sự cố kỹ thuật đã khiến máy dừng hoạt động vào cuối năm ngoái.
Camera phía trước xe tự hành ghi lại việc khoan bề mặt Sao Hỏa.
Phó giám đốc dự án của Phòng thí nghiệm lực đẩy NASA, Steve Lee cho biết ông và các cộng sự đang tiến hành phát triển và thử nghiệm thiết bị tự hành theo một cách khác. Đầu mũi khoan của Curiosity được nối với cảm biến lực, cho phép họ theo dõi lực khoan theo hướng nào. Việc tránh quá nhiều lực đi ngang trong khi khoan sẽ giúp thiết bị không kẹt vào các tảng đá.
Xe tự hành của NASA đã sử dụng khoan để lấy mẫu thử từ Hành tinh Đỏ 15 lần trong suốt 5 năm qua. Mẫu đá bột sau đó được chuyển đến công cụ phân tích ngay bên trong máy, cho phép NASA tìm hiểu về thành phần và xem xét dấu hiệu của sự sống.
Kỹ sư robot Vladimir Arutyunov đang kiểm tra đầu mũi khoan.
Trong năm đầu tiên sau khi Curiosity hạ cánh gần Đỉnh Sharp, nhiệm vụ đã đạt được thành tựu lớn khi phát hiện, hàng tỷ năm trước, Sao Hỏa có thể xuất hiện nhiều hồ chứa điều kiện sống lý tưởng cho vi khuẩn. Curiosity đã băng qua nhiều môi trường khác nhau, nơi có những dấu vết của cả nước và gió.
Trước đó, thiết bị khám phá sử dụng bộ phận cân bằng ở hai bên khoan để giữ phiến đá mục tiêu đứng yên, giúp mũi khoan đi sâu hơn. Tuy nhiên bộ phận này đã dừng hoạt động vào tháng 12/2016 và các nhà khoa học tại NASA phải sử dụng cánh tay robot để thay thế.
Hình ảnh thiết bị khoan.
Theo Douglas Klein, Kỹ sư trưởng của dự án cho biết, đây là lần đầu tiên chiếc xe tự hành khoan vào bệ mặt Sao Hỏa mà không cần bộ phận cân bằng trên dãy núi Vera Rubin. Đá vụn tìm thấy có chứa đất sét, khoáng chất sulphat, mở ra những cơ hội tìm hiểu về lịch sử và môi trường sống trên Sao Hỏa thời kỳ cổ đại.
Hoàng Phương
Theo ĐSPL, Vietnammoi