Сác chuyên gia Trường ĐH Oxford cùng với các đồng nghiệp Viện bảo tàng sinh học Lausanne (Thuỵ Sĩ) tiến hành nghiên cứu di truyền học những di vật được cho là của “người tuyết”.
Сác chuyên gia Trường ĐH Oxford cùng với các đồng nghiệp Viện bảo tàng sinh học Lausanne (Thuỵ Sĩ) tiến hành nghiên cứu di truyền học những di vật được cho là của “người tuyết”.
Các nhà khoa học cho rằng xét nghiệm ADN có thể có câu trả lời chính xác
về người tuyết.Ảnh minh họa.
Giáo sư Bryan Sykes, nhà di truyền học, chủ nhiệm dự án cho rằng các phương pháp di truyền học hiện đại sẽ rọi ánh sáng vào những bí ẩn của “người tuyết” lưu truyền hàng trăm năm và đặt dấu chấm hết cho những huyền thoại tồn tại dai dẳng trong dân gian, đặc biệt, trong giới khoa học.
Một trong những người lãnh đạo dự án thuộc Trường ĐH Oxford nói: “Сó rất nhiều giả thuyết nhưng có khả năng hơn cả thì “người tuyết” đó là loài linh trưởng hoặc gấu mà khoa học chưa hề biết tới, kiểu người Neanderthal còn sống sót”.
Các nhà khoa học đang phân tích các dấu vết hữu cơ của “người tuyết”, trước hết là những sợi lông mà Bernard Heuvelmans, nhà nghiên cứu Pháp-Bỉ, người sáng lập ra bộ môn “Sinh học động vật bí ẩn” (Cryptozoology) sưu tầm được.
Trong hơn nửa thế kỷ Heuvelmans đã ghi lại lời kể của những nhân chứng về sự tồn tại của “người tuyết” và sưu tầm những di vật loài động vật này ở khắp nơi cho tới khi ông mất vào năm 2001. Những di vật đang tin cậy hơn cả tìm thấy trong hang Alsace, vùng Kuzbass.
Ngoài ra các nhà khoa học sẽ lấy mẫu ADN của người địa phương, thường thông báo về các cuộc gặp “người tuyết”. Theo giáo sư Sykes, trong 20 năm qua đã thấy có sự lai gần (inbreeding) giữa người hiện đại (Homo sapiens) và người neanderthal (Homo neanderthalensis). Mỗi người châu Âu đều có từ 2 đến 4% ADN nguồn gốc neanderthal.
Cuộc tranh cãi về sự tồn tại của người tuyết “Yeti” từ năm 1951 đến nay chưa bao giờ lắng dịu và người ta đã công bố những bức ảnh và những hiện vật đầu tiên của nhà trèo núi Eric Shipton trong chuyến thám hiểm Hymalaya.
Sau đó có nhiều dẫn chứng khác về loài linh trưởng dạng người ở các vùng sâu vùng xa trên khắp thế giới. Tại vùng Hymalaya, người ta gọi là “Yeti”, tại Bắc Mỹ là “Bigfoot” hoặc “Sasquatch”, tại Kavkaz là “Almast”.
Trong những dẫn chứng về sự tồn tại của “người tuyết” có cả những bộ phim tài liệu của Rodger Patterson và Bob Hymline năm 1967 tại Bắc California. Trong phim người ta đã quay cả một “người tuyết” giống cái, nhưng sau đã phát hiện là chỉ là nguỵ tạo và “người tuyết” đó là người thật choàng bộ lông khỉ may ghép lại.
Tại Liên Xô trước đây cũng từng rộ lên chuyện “người tuyết”. Ngày 31/1/1957 tại Matxcơva đã có một Hội nghị của Viện Hàn lâm khoa học (VHLKH) Liên Xô về chuyên đề này. Tham gia cuộc thảo luận, có Chủ tịch VHLKH Liên Xô Alexandr Nesmianov, nhà vật lý lý thuyết Igor Tamm, nhà nhân chủng học Mikhain Nesturkh cùng những chuyên gia khác.
Kết quả là, VHLKH đã thành lập một Ủy ban chuyên môn về nghiên cứu các sinh vật bí ẩn và đã cử những đoàn thám hiểm đến Hymalaya nhưng tất cả đều thất bại và dự án vì thế đã khép lại.
Các nhà khoa học nói chung cho rằng không nên quá tin vào việc sẽ phát hiện ra một loài khỉ dạng người mới mà chỉ nên hy vọng là qua đó sẽ thu được nhiều dẫn chứng đáng chu ý về quá trình tiến hoá của con người.
Theo Vietnamnet