Xếp hạng dựa trên số vốn còn thiếu của các ngân hàng và tỷ lệ vốn nòng cốt trên tài sản rủi ro, với ngưỡng từ 9% trở lên được coi là an toàn. Mức 9% này là mức mà các nhà lãnh đạo châu Âu muốn tất cả các ngân hàng trong khu vực sẽ đạt được vào cuối năm 2012.
Đáng chú ý, những ngân hàng được coi là yếu nhất châu Âu hiện nay lại cũng chính là những nhà băng “sừng sỏ” hàng đầu ở khu vực này.
1. Royal Bank of Scotland
Trụ sở: Edinburgh, Anh
Số vốn thiếu: 19,42 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: 6,2%
2. Deutsche Bank
Trụ sở: Frankfurt, Đức
Số vốn thiếu: 13,58 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: 6,3%
3. BNP Paribas
Trụ sở: Paris, Pháp
Số vốn thiếu: 13,55 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: 7,1%
4. Societe Generale
Trụ sở: Paris, Pháp
Số vốn thiếu: 12,83 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: 6,1%
5. Barclays
Trụ sở: London, Anh
Số vốn thiếu: 12,78 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: 7,1%
6. UniCredit
Trụ sở: Rome, Italy
Số vốn thiếu: 11,96 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: 6,7%
7. BPCE
Trụ sở: Paris, Pháp
Số vốn thiếu: 12,61 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: 6,5%
8. Commerzbank
Trụ sở: Frankfurt, Đức
Số vốn thiếu: 11,32 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: 5,4%
9. Bankia
Trụ sở: Madrid, Tây Ban Nha
Số vốn thiếu: 7,75 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: 5,4%
10. National Bank of Greece
Trụ sở: Athens, Hy Lạp
Số vốn thiếu: 7,58 tỷ Euro
Tỷ lệ vốn nòng cốt/tài sản rủi ro: âm 0,8%
Anh Huy
Theo VnEconomy