Sự kiện hot
11 tháng trước

5 tháng đầu năm 2023 tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt 855.635 tỷ đồng

Chính phủ đã và đang tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm phát triển đa dạng các dòng sản phẩm mới, lấy khách hàng làm trọng tâm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nhiều hoạt động kinh tế và đời sống.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022, dự báo năm 2023 - Nhịp sống kinh tế  Việt Nam & Thế giới
5 tháng đầu năm 2023 tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt 855.635 tỷ đồng

Ngày 20/6, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã thông báo về tình hình thị trường bảo hiểm. Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt 855.635 tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ năm trước); Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 714.597 tỷ đồng (tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước); Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 558.549 tỷ đồng (tăng 16,33% so với cùng kỳ năm trước); Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 179.651 tỷ đồng (tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước); Tổng doanh thu phí bảo hiểm 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 93.178 tỷ đồng (giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước); Chi trả quyền lợi bảo hiểm 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 31.171 tỷ đồng (tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước).

Theo đó, chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 07/QĐ-TTg phê duyệt, ban hành. Theo đó doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt 3% - 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt 3,3% - 3,5% GDP; đến năm 2025 có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; đến năm 2030 có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Ông Bùi Gia Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam chia sẻ, Để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của ngành bảo hiểm theo quyết định của Chính phủ, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp đông bộ. Cụ thể:

Luôn tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tích cực đóng góp ý kiến và đề xuất với Cơ quan Quản lý Nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm; Không ngừng nâng cao năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và tính công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm; Nghiên cứu, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Đẩy mạnh hoạt đông tuyên truyền về bảo hiểm.

Bên cạnh đó, với chiến lược đặt khách hàng làm trọng tâm phục vụ, đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm khẳng định việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm kịp thời, nhanh chóng là một trong những mục tiêu tiên quyết, bởi công ty tin rằng đó là sự bảo vệ hiệu quả và thiết thực nhất với khách hàng khi họ gặp phải các rủi ro trong cuộc sống.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: