Sự kiện hot
3 năm trước

Bản tin bất động sản 31/3: Nhà đầu tư dữ chặt đất “chờ thời”

Những nội dung đáng chú ý sẽ có trong bản tin hôm nay (31/3): Hé lội 2 “siêu phẩm” giới hạn mới tại Quảng Trị và Điện Biên; nhà đầu tư dữ chặt đất “chờ thời”;…

Nhà đầu tư dữ chặt đất "chờ thời"

Gần 85% đất đai tại các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai hiện đã cho doanh nghiệp thứ cấp thuê để làm nhà xưởng, văn phòng. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp thuê đất xong rồi để đó “chờ thời”, dự án đăng ký không triển khai, gây ảnh hưởng chung đến phát triển công nghiệp của tỉnh.

Nhà đầu tư giữ chặt đất “chờ thời”
ảnh minh họa.

Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh có 32 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích gần 10.300 ha. Các khu công nghiệp trên có tổng diện tích cho thuê hơn 7.000 ha, đến cuối tháng 3/2022, cho thuê gần 6.000 ha

Hiện nay, toàn bộ các khu công nghiệp có gần 6.000 ha đất công nghiệp đã cho hơn 2.000 dự án vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuê. Thế nhưng, hiện có gần 1.700 dự án đang hoạt động, hơn 150 dự án đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, còn lại hơn 160 dự án chưa được triển khai và đã dừng hoạt động.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng yêu cầu: “Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai làm đầu mối phối hợp với các công ty hạ tầng khu công nghiệp rà soát lại từng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh xem diện tích doanh nghiệp đã thuê chưa triển khai dự án là bao nhiêu. Sau đó, phân loại cụ thể xem doanh nghiệp vướng mắc do đâu để các sở, ngành cùng tháo gỡ, giúp họ đẩy nhanh tiến độ dự án. Còn những trường hợp nhà đầu tư thuê đất chờ thời để nhượng lại hoặc không đủ năng lực thực hiện dự án thì thu hồi cho doanh nghiệp khác thuê”.

Trong 2 - 3 năm qua, vì không còn diện tích đất công nghiệp lớn để giới thiệu cho các tập đoàn FDI nên Đồng Nai đã bỏ lỡ một số dự án có vốn từ vài trăm triệu đến cả tỷ USD. Ngoài vốn lớn, các dự án trên còn có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao và đóng góp cho ngân sách lớn.

Hé lộ 2 “siêu phẩm” bất động sản giới hạn mới tại Quảng Trị và Điện Biên

Mới đây nhất, hai dự án đang tạo sóng mới trên thị trường chính là Vincom Shophouse tại Điện Biên và Vincom Shophouse Quảng Trị - những siêu phẩm giới hạn đang được nhà đầu tư săn đón vừa được công bố khởi công.

Trong đó, Vincom Shophouse Royal Park tại Quảng Trị nằm ở trái tim của thành phố Đông Hà. Dự án được xây dựng theo mô hình tổ hợp nhà phố thương mại hiện đại đẳng cấp cùng trung tâm thương mại Vincom Plaza và hệ thống công viên nội khu độc đáo. Không chỉ vậy, các căn shophouse tại đây gây ấn tượng mạnh mẽ với kiến trúc tân cổ điển, Hà Lan, Hy Lạp - Địa Trung Hải. Đặc biệt, với thiết kế “2 trong 1” tối ưu công năng, nơi đây không chỉ là nơi an cư lý tưởng cho thế hệ tinh hoa, mà còn là mặt bằng kinh doanh đắc địa, cũng như là khối tài sản sinh lời bền vững cho nhà đầu tư.

Vincom Shophouse Điện Biên có kiến trúc hiện đại, ấn tượng, giúp nâng tầm đẳng cấp chủ sở hữu

Tại Điện Biên, Vincom Shophouse Điện Biên với số lượng giới hạn 41 căn tọa lạc liền kề quảng trường 7/5, với mặt tiền hướng ra đường Võ Nguyên Giáp - con đường đẹp nhất thành phố hoa ban trắng. Nhờ những lợi thế độc tôn, Vincom Shophouse Điện Biên khi hoàn thành sẽ trở thành điểm đến sôi động, sầm uất, là tâm điểm vui chơi của người dân thành phố.

Hiện diện tại gần 40 tỉnh thành trên cả nước, Vincom Shophouse đã chứng minh được thương hiệu là siêu phẩm đầu tư khan hiếm và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố: Vị trí chiến lược - Quy hoạch đồng bộ - Tiện ích đẳng cấp - Thiết kế khoa học - và đặc biệt là nằm kế cận Vincom Plaza - tâm điểm vui chơi, mua sắm hàng đầu khu vực. Có thể nói, bất cứ nhà đầu tư nào cũng mơ ước sở hữu được cho mình một căn Vincom Shophouse như một bảo vật đầu tư chắc thắng.

Bãi Dài và cuộc đua ngầm của các chủ đầu tư

Picture 5
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khu vực này vốn đã nóng lại càng dậy sóng.

Theo lãnh đạo Ban quản lý khu du lịch bán đảo Cam Ranh, khu vực Bãi Dài - Cam Ranh hiện có hơn 60 dự án, với tổng số vốn đã đăng ký hơn 50.000 tỷ đồng. Đến nay, có hàng chục dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác như Vinpearl Long Beach Villas, Mystery Rosorts & Villas, Golden Bay Cam Ranh, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Duyên Hà, The Arena Nha Trang, Fusion Maia Nha Trang Resort, KDL sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Eurowindow, Alma, khu đô thị Golden... Nhiều dự án nghỉ dưỡng lớn khác của Hưng Thịnh, Novaland, Phú Long đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai để kịp đưa vào khai thác trong năm 2022 này.

Đặc biệt, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đã chủ trì cuộc họp về đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại huyện Cam Lâm. Theo đó, nhóm các doanh nghiệp đã đề xuất đầu tư 3 dự án gồm: dự án khu đô thị sân bay tại huyện Cam Lâm; dự án khu đô thị sinh thái tại huyện Cam Lâm; dự án tổ hợp du lịch, thương mại và vui chơi giải trí tại huyện Cam Lâm với mong muốn đầu tư phát triển một số khu vực tại địa phương này thành một thành phố mới, có đẳng cấp quốc tế, có chất lượng môi trường sống tốt và là trung tâm kinh tế biển, trung tâm kinh tế du lịch dịch vụ lớn của cả nước, tạo tiền đề để đến năm 2030 Khánh Hòa phát triển toàn diện và trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Ngay khi thông tin này được công bố, thị trường giao dịch tại khu vực này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều văn phòng môi giới nhà đất được mở cửa hoạt động trở lại, xe khách đưa đón người từ sân bay hay TP. Nha Trang đến xem đất luôn tấp nập. Theo khảo sát thực tế, thời điểm trước dịch bệnh xảy ra, giao dịch nhà đất tại đây khá im ắng, đã xuất hiện làn sống bán tháo để cắt lỗ thì nay mức giá chào bán đang tăng mạnh trở lại. Điển hình như tại một số dự án nghỉ dưỡng, giá bán được neo khoảng 60 - 75 triệu/m2; một số dự án gần sân bay có giá lên đến 150 - 200 triệu/m2. Với đất nền, một số dự án đang được các môi giới chào giá lên đến 80 triệu/m2, trong khi 2 năm trước giá bán ra chỉ 30 - 45 triệu/m2...

Đi vào tận ngõ hẻm sâu, giá đất vẫn “chóng mặt”

Đất tăng khắp nơi, từ nông thôn đến vùng núi là hiện tượng dễ nhìn thấy trên thị trường BĐS hiện nay. Ở những khu vực heo hút, vài năm trước không ai nghĩ tới, thì nay bỗng trở nên nóng sốt, tiền tỉ cũng khó mua được.

Tìm hiểu được biết, tại xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đang rao bán lô đất 1,1 héc-ta với giá 3 tỉ đồng (khoảng 300 triệu đồng/1.000m2). Mức giá này đã tăng gần 2 tỉ đồng so với giá thời điểm đầu năm 2018. Theo môi giới khu vực này, mức giá hiện bán ra được xem là dễ chịu so với thị trường chung, gần bên cạnh, là xã Lộc Tiến thuộc Tp.Bảo Lộc, 3 tỉ đồng chỉ mua được 1.000-1.500m2. "Với 1.1 héc-ta này, nếu phân lô ra bán khoảng 1,1 tỉ đồng/1.000m2, gấp gần 4 lần so với giá mua vào", môi giới này cho hay.

Mảnh đất này nằm sâu vào các con đường đèo dốc, đi qua nhiều huyện nhỏ, đường chưa trải nhựa. Do có view đồi – nơi trước đây người dân chỉ để trồng cà phê và tiêu thì nay có giá bạc tỉ khi cơn sốt đất đi qua.

Khoảng 3 năm nay, khi nhiều nhà đầu tư các nơi đổ về Tp.Bảo Lộc và các huyện ven như Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Đạ Tẻh… săn đất khiến mặt bằng giá đất cũng leo thang, tăng ít nhất 40% so với thời điểm năm 2018. Các mảnh đất nằm tận sau ngõ hẻm, đường khó đi, đèo dốc liên tục, giá cũng tăng "chóng mặt".

Đi vào tận ngõ hẻm sâu, giá đất vẫn “chóng mặt” - Ảnh 1.
Ảnh: Hạ Vy

Đề xuất bổ sung quy định đấu giá quyền sử dụng đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung quy định về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất,

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung quy định về xác định và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá; điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá; quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của người tham gia đấu giá.

Phải nộp tiền đặt trước, có tài sản bảo đảm cho tổ chức đấu giá

Theo dự thảo, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

1- Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đất đai.

2- Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên; có kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.

3- Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư.

4- Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

5- Phải nộp tiền đặt trước và có tài sản bảo đảm cho tổ chức đấu giá để đảm bảo năng lực tài chính thực hiện dự án khi trúng đấu giá theo phương án được phê duyệt.

Cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm 1, điểm 5 nêu trên. Trường hợp cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì phải bảo đảm các điều kiện quy định nêu trên.

Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá.

Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới 5 triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.

Trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá thì sẽ phải bồi thường cho Nhà nước thêm một khoản tiền bằng giá trị tiền đặt trước. Sau khi người tham gia đấu giá nộp đủ tiền bồi thường cho Nhà nước thì sẽ được nhận lại tài sản thế chấp. Trường hợp người tham gia đấu giá không nộp tiền bồi thường sẽ bị khấu trừ vào tài sản thế chấp.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: