Sự kiện hot
2 năm trước

Bản tin nông sản 16/8: Kết nối tìm thị trường cho nông sản

Bản tin nông sản hôm nay có những nội dung đáng chú ý sau đây: huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) phát triển sản phẩm OCOP; nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công; Lâm Đồng công nhận thêm 23 sản phẩm OCOP hạng 3, 4 sao…

Kết nối tìm thị trường cho nông sản

Kết nối sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trong nước | Kinh doanh |  Vietnam+ (VietnamPlus)

Ðể nâng cao giá trị và ổn định đầu ra hàng hóa nông sản, xuất khẩu được xem là hướng đi mang lại hiệu quả lớn. Từ những hoạt động kết nối giao thương, hàng loạt mặt hàng nông sản Việt Nam nói chung và tại TP Cần Thơ nói riêng, đã được đưa vào hệ thống bán lẻ trong nước và xuất khẩu ra thế giới.

Ðánh giá kết quả các chương trình xúc tiến thương mại trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Ðỗ Thắng Hải cho biết, hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam thâm nhập thành công vào các thị trường truyền thống cũng như các thị trường tiềm năng.

Từ các chương trình kết nối giao thương, xúc tiến thương mại giúp giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tới các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, các nhà nhập khẩu, các nhà thu mua chế biến xuất khẩu Việt Nam cũng như các nhà phân phối Việt Nam và quốc tế. Ðồng thời cung cấp thông tin, giải pháp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp vào các mạng lưới phân phối nước ngoài và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Tìm đầu ra hàng hóa cho hợp tác xã (HTX), Sở Công Thương thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành phố, Liên minh HTX TP Cần Thơ phối hợp triển khai xúc tiến thương mại, kết nối hàng hóa nông sản vào hệ thống, kênh phân phối lớn, mở rộng thị trường kinh doanh. Thông qua sự kết nối, hàng hóa của HTX tại TP Cần Thơ đã xuất hiện trên quầy kệ của các nhà bán lẻ hiện đại. Không dừng lại ở đó, thành phố thúc đẩy liên kết giữa các HTX với các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn để nông sản được xuất ngoại.

Huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) phát triển sản phẩm OCOP

Phú Tân phát triển sản phẩm OCOP - Báo An Giang Online

Đầu năm đến nay, thực hiện phát triển sản phẩm OCOP đợt 1, huyện Phú Tân đã khảo sát 13/17 sản phẩm, phân loại có 3 nhóm. Cụ thể, nhóm sản phẩm tiềm năng có thể hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, gồm: Trà hương lài, trà sâm dứa, lạp xưởng cá thát lát. Nhóm sản phẩm tiềm năng có thể hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá đợt 2 hoặc sau năm 2022 gồm: Kem Gia Định, mật ong Công Thắng, tàu hủ ky, bánh ngũ cốc, dưa lưới, rèn - sản phẩm dao, kéo. Còn lại là nhóm sản phẩm ở mức ý tưởng, chưa khảo sát (trầu, khô cá lóc, bánh phồng, bó chổi).

Đợt 1 năm 2022, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Phú Tân đã đánh giá sản phẩm trà hương lài của hộ kinh doanh Hữu Nghĩa (xã Phú Thành) đạt 3 sao. Hội đồng đã gửi hồ sơ trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh xem xét đánh giá cấp tỉnh. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ sản phẩm lạp xưởng cá thát lát của Công ty TNHH MTV chế biến thủy hải sản Thanh Tùng (xã Phú Bình); trà sâm dứa (hộ kinh doanh Hữu Nghĩa) và một số sản phẩm đã khảo sát, nhằm tiến hành đánh giá hội đồng cấp huyện đợt 2.

Lũy kế đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân có 2 chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh 3 sao và được trao giấy chứng nhận. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP chủ yếu thuộc nhóm ngành thực phẩm, đồ uống. Trong đó, 3 sản phẩm được công nhận năm 2020 và 2 sản phẩm được công nhận đánh giá đợt 1 năm 2021. Cụ thể, gồm: Rượu dâu tằm, nước cốt dâu tằm, siro atiso đỏ, chả cá thát lát tẩm gia vị, chả cá thát lát rút xương tẩm gia vị.

Thực hiện chương trình OCOP, trong năm 2022, huyện Phú Tân đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong nhân dân, nhất là các chủ thể có sản phẩm. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, thực hiện của cán bộ cấp xã và năng lực cho các chủ thể kinh tế tham gia chương trình OCOP trên địa bàn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công

Lạng Sơn: Hiệu quả hoạt động khuyến công ngày càng được nâng cao

Thực hiện chương trình KC năm 2022, TTKC&TVPTCN Đồng Tháp tiếp nhận đơn đăng ký hỗ trợ từ 51 cơ sở trên địa bàn tỉnh. Trung tâm tổ chức đoàn đến khảo sát tại các cơ sở đăng ký để tư vấn, hướng dẫn nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất và hoàn chỉnh dự án đăng ký, làm cơ sở để trình hội đồng thẩm định đề án KC địa phương xem xét qua 3 đợt. Tính đến nay, có 8 đề án được xét duyệt (4 đề án nhóm), hỗ trợ cho 15 cơ sở, với tổng kinh phí hỗ trợ là 2,7 tỷ đồng. Qua đó, Trung tâm đã tổ chức nghiệm thu đề án tại 3 cơ sở...

Triển khai các nội dung trên, thời gian qua, các Phòng Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng huyện, thành phố đã chủ động trong việc rà soát, hướng dẫn các cơ sở đăng ký hỗ trợ kinh phí KC. Đồng thời phối hợp tốt với Trung tâm trong quá trình khảo sát thực tế tại các cơ sở đã đăng ký. Qua khảo sát, đa số các cơ sở đều thấy được hiệu quả của việc đổi mới máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Về lĩnh vực tư vấn, Trung tâm tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của DN; tuyên truyền và giới thiệu những mô hình hay trong việc áp dụng hiệu quả các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được các DN quan tâm, áp dụng.

Theo Trung tâm KC&TVPTCN Đồng Tháp, thời gian tới, sẽ tiếp tục triển khai các chương trình KC nhằm hỗ trợ các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng sản xuất, nâng cao nâng suất chất lượng sản phẩm. Trong đó, hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất như: giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thuận tiện việc sử dụng và bảo quản; tận dụng và phát huy các nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, giúp tăng giá trị của nông sản, nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Đồng thời tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nông nghiệp có thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có thu nhập cao hơn...

Lâm Đồng công nhận thêm 23 sản phẩm OCOP hạng 3, 4 sao

Đến năm 2025, phấn đấu có khoảng 400-500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao | Tạp chí  Kinh tế và Dự báo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S vừa ký quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng đợt 1 năm 2022.

Theo đó, công nhận 15 sản phẩm OCOP Lâm Đồng của 6 chủ thể hạng 4 sao, gồm: Cà phê phin giấy chocolate, Cà phê phin giấy Arabica, Cà phê phin giấy Đẳng sâm, Cà phê phin giấy Linh chi, Cà phê đặc sản Arabica yellow Bourbon, Cà phê đặc sản Arabica Caturra cùng mang thương hiệu Chappi Mountains Coffee của Công ty TNHH Daisy International.

Sản phẩm bột cần tây nguyên chất, bột cần tây cỏ ngọt, bột rau diếp cá cỏ ngọt, bột rau má đường phèn, bột rau má dừa đậu xanh mang thương hiệu Dalat ICHIFOODS của Công ty TNHH ICHIFOODS; Rau xà lách thuỷ canh – Rừng hoa Bạch Cúc của Công ty TNHH Rừng hoa Bạch Cúc; Cà rốt baby – Trường Phúc của Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc; Trà Olong Tam Dương của Công ty TNHH Tam Dương; Bơ LĐ 034 Bình Minh của HTX Thương mại dịch vụ Bình Minh.

Bên cạnh đó, công nhận 8 sản phẩm OCOP Lâm Đồng của 7 chủ thể hạng 3 sao, gồm: Đông trùng hạ thảo khô – DKM của Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao DKM; Cafe Orico No1 của Công ty TNHH Ân Đức Phúc; Trà Olong - Việt Vương, trà đen - Việt Vương của Công ty TNHH Trà Việt Vương; Hạt bí Nhật - Nhật An của Cơ sở Bột bí Nhật An; Bơ LĐ 034 Sang Trọng của Tổ hợp tác Sang Trọng; Bơ LĐ 034 Nông trại Huyền Phú của hộ kinh doanh Trương Viết Phú; Bơ LĐ 034 Dậu Loan của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Dậu.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: