Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Bản tin nông sản 4/8: Lấy giá trị làm cốt lõi trong phát triển nông nghiệp

Những nội dung chính sẽ có trong bản tin hôm nay: Chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh; đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Úc; đẩy mạnh sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử…

Lấy giá trị làm cốt lõi trong phát triển nông nghiệp

Làm thế nào để nông dân có thể trở thành chủ thể đích thực của quá trình phát  triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay? - Tạp chí điện tử Nông thôn

Giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành có giá trị kinh tế cao, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 42,64% lên 46,64%, giảm tỷ trọng trồng trọt từ 39% xuống còn 36,05%; gía trị sản phẩm thu hoạch/ha trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 132 triệu đồng/ha/năm, nếu tính cả chăn nuôi đạt trên 230 triệu đồng/ha.

Năm 2021, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt hơn 45,2 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,43% so với năm 2020, cao hơn mặt bằng chung của cả nước với mức tăng trưởng gần 2,9%. Trong đó, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỉ trọng lớn với hơn 24,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4%.

Riêng lĩnh vực chăn nuôi lợn mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do dịch tả châu Phi, nhưng các cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tốt công tác tái đàn, hiện tổng đàn lợn của tỉnh đạt hơn 2,5 triệu con, 90% tổng đàn lợn chăn nuôi công nghiệp. Các lĩnh vực lâm nghiệp, nuôi thủy sản, trồng trọt tuy cũng chịu tác động lớn của dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhất là về thị trường tiêu thụ nhưng đều đạt mức tăng trưởng bằng hoặc cao hơn so với năm 2020. Nhờ đó, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 61 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 127 triệu đồng/ha/năm.

Trong phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn mới, tỉnh đã và đang chủ động định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn cho biết, trong giai đoạn tới tỉnh giảm mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp, dịch vụ nông thôn, giảm mạnh tỉ trọng nông nghiệp là phù hợp với xu thế phát triển. Tuy tỉ trọng nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất trên 1ha và thu nhập nông dân phải tăng so với giai đoạn trước. Đơn cử, trong trồng trọt, diện tích gieo trồng giảm nhưng nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên sản lượng các loại cây trồng chính đều tăng.

Chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh

Chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh

Về phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

Ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của Tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.

Chương trình phấn đấu có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế, 25% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.

Phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số.

Chương trình phấn đấu phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn. Cụ thể, ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Úc

Những thị trường tiềm năng cho nông sản Việt

Tại TP Cần Thơ, Văn phòng Điều phối Nông nghiệp Nông thôn vùng ĐBSCL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Tổng Lãnh sự quán Úc tại TP Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan tổ chức buổi giao lưu với các doanh nghiệp nông nghiệp xuất nhập khẩu nông thủy sản, hải sản và gia súc giữa Việt Nam và Úc. Tham dự buổi giao lưu có lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Tổng lãnh sự Úc tại TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo Sở NN &PTNT TP Cần Thơ cùng nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản tại vùng ĐBSCL.

Theo báo cáo, trong thời gian qua, thương mại 2 chiều Việt Nam và Úc đối với các sản phẩm nông nghiệp có sự tăng trưởng khá tốt. Nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu được các loại nông, thủy sản và trái cây sang thị trường Úc: tôm, dừa, sầu riêng, nhãn, vải, thanh long, xoài... Đồng thời, các doanh nghiệp nước ta cũng nhập khẩu nhiều sản phẩm trái cây, thịt bò, sản phẩm từ sữa và đồ uống từ Úc.

Thời gian qua, thương mại 2 chiều Việt Nam và Úc đối với các sản phẩm nông nghiệp có sự tăng trưởng khá tốt. Nhiều doanh nghiệp nước ta đã xuất khẩu được nhiều loại nông, thủy sản và trái cây sang thị trường Úc, như: tôm, dừa, sầu riêng, nhãn, vải, thanh long, xoài... Đồng thời, các doanh nghiệp nước ta cũng nhập khẩu nhiều sản phẩm trái cây, thịt bò, sản phẩm từ sữa và đồ uống của Úc.

Tại buổi giao lưu, các đại biểu đã được nghe Tổng Lãnh sự quán Úc tại TP Hồ Chí Minh và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT cập nhật, cung cấp thông tin về tình hình hợp tác, phát triển giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Úc. Đồng thời, các đại biểu đã có dịp găp gỡ, trao đổi thông tin, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Úc, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới.

Đẩy mạnh sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 196 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm đạt 5 sao là mắm tôm Lê Gia, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa; 44 sản phẩm đạt 4 sao; 151 sản phẩm đạt 3 sao. Hiện các địa phương đã rà soát và đăng ký thêm 130 sản phẩm có lợi thế đưa vào kế hoạch để hỗ trợ, phát triển sản phẩm và đánh giá theo chu trình OCOP năm 2022.

Để đẩy mạnh các sản phẩm OCOP trên địa bàn, thời gian qua Thanh Hóa đã tích cực tham gia các chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP. Cụ thể, tham gia Hội nghị “Phát triển chuỗi giá trị mây, tre tỉnh Thanh Hóa gắn với xây dựng sản phẩm OCOP” do tổ chức USAID tài trợ; đấu mối, phối hợp với tỉnh Bắc Ninh để các chủ thể OCOP tỉnh Thanh Hóa tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại Hội chợ triển lãm thương mại và sản phẩm OCOP - tỉnh Bắc Ninh năm 2022.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa đã tổ chức 6 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại lễ công bố 3 huyện: Thiệu Hóa, Nông Cống, Triệu Sơn đạt chuẩn NTM; 12 gian hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại Lễ kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn, 05 năm thành lập thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2022; Hội Nông dân tỉnh chủ trì tổ chức 4 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại sự kiện “Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022” tại thành phố Sơn La.

Ngoài ra, Sở Công Thương Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Công Thương Quảng Nam để hỗ trợ 30 doanh nghiệp với 200 mặt hàng của Thanh Hóa tham gia Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022. Trong đó, 02 gian hàng OCOP và 01 gian hàng làng nghề truyền thống.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: