Một căn bệnh có cái tên khá lạ tai với nhiều người khi nhắc đến đang khiến cho không ít tay vợt danh tiếng trên thế giới phải chịu đựng những thương tổn mà nó gây ra. “Bệnh hôn” là gì và nó đang hủy hoại những ngôi sao quần vợt của chúng ta như thế nào?
Một căn bệnh có cái tên khá lạ tai với nhiều người khi nhắc đến đang khiến cho không ít tay vợt danh tiếng trên thế giới phải chịu đựng những thương tổn mà nó gây ra. “Bệnh hôn” là gì và nó đang hủy hoại những ngôi sao quần vợt của chúng ta như thế nào?
Soderling có nguy cơ phải giải nghệ vì "bệnh hôn"
Chúng ta đang nói đến bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nếu gọi theo tên khoa học của nó. Nhưng vì bệnh này lây qua đường nước bọt mà một trong những điều kiện để cho bệnh phát sinh là khi người ta hôn nhau nên chúng ta gọi đó là “bệnh hôn”. Có nhiều ngày Soderling không thể rời khỏi giường ngủ, không làm nổi việc gì mạnh mẽ hơn là thổi phồng cái gối, đọc quyển sách hay chơi trò đố chữ.
Lại có những ngày anh chơi với chú chó Maltese. Cũng có đôi khi anh tập tennis khoảng nửa giờ đồng hồ. Đáng buồn thay, chúng ta đang nói về một câu chuyện không hề mới mẻ liên quan tới một tay vợt nổi tiếng nhưng giờ đây cảm thấy mình đã cạn kiệt năng lượng để cầm vợt ra sân.
Tay vợt Thụy Điển từng là số 4 thế giới của ATP và từng 2 lần vào CK Roland Garros bây giờ chấp nhận sự thật rằng anh có thể không bao giờ trở lại thi đấu được nữa. Tất cả là vì chứng tăng bạch cầu đơn nhân hay chúng ta gọi là “bệnh hôn”.
Thực ra không chỉ có Soderling mắc bệnh này mà còn nhiều tay vợt lừng danh khác. Có điều bệnh của anh trầm trọng hơn họ. Rất nhiều tay vợt đã mắc phải căn bệnh nguy hiểm này như Roger Federer, Justine Henin, Andy Roddick, Mario Ancic, John Isner. Có điều là là đúng ra những người dễ mắc “bệnh hôn” nhất phải là những thanh niên đang yêu chứ không phải các tay vợt nhà nghề. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy.
Chúng ta cùng xem xem bệnh này đã khiến Andy Roddick và nhiều tay vợt khác khổ sở thế nào. Cảm giác chung của tất cả là cơ thể không có sức mạnh. Bạn hầu như không có sức để cầm nổi chiếc vợt chứ chưa nói đến chuyện vung vợt. Đó là một cảm giác hết sức lạ lùng, nỗi sợ hãi mơ hồ xâm chiếm đầu óc và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Năm 2008, Federer từng bị sốt cao vì “bệnh hôn” và điều đó có thể là nguyên nhân góp phần khiến anh thất bại ở CK Wimbledon năm ấy.
Cho đến bây giờ người ta vẫn đang chờ những phân tích khoa học về số trường hợp mắc “bệnh hôn” để đưa ra kết luận rằng những tay vợt chuyên nghiệp có dễ nhiễm bệnh này hơn người khác hay không. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi những kết luận khoa học, thực tế là có những tay vợt đã bị “bệnh hôn” hủy hoại sự nghiệp khiến họ có lẽ là không bao giờ còn trở lại đỉnh cao được nữa, thậm chí là trở lại thi đấu chuyên nghiệp cũng đã là điều khó khăn.
Theo TT&VH