Người ta thường nói tốt hơn là quên và tha thứ. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học phát hiện, nổi giận thực sự có thể là cách tốt nhất để giải quyết trục trặc trong các mối quan hệ, góp phần tạo nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Người ta thường nói tốt hơn là quên và tha thứ. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học phát hiện, nổi giận thực sự có thể là cách tốt nhất để giải quyết trục trặc trong các mối quan hệ, góp phần tạo nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Theo James McNulty - phó giáo sư tại Đại học Tennessee (Mỹ), trong thực tế, việc tha thứ có thể tích tụ sự oán giận. Nhà nghiên cứu này cho biết, “sự bực dọc ngắn ngủi từ một cuộc đối thoại đầy giận dữ nhưng trung thực” sẽ có lợi cho một mối quan hệ lành mạnh về lâu dài.
Trong một loạt các nghiên cứu gần đây, ông McNulty nhận thấy, sự tha thứ trong hôn nhân có thể dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn.
Trang Daily Mail dẫn lời ông McNulty nói: “Tất cả chúng ta đều trải qua giai đoạn nào đó trong một mối quan hệ mà đối tác phạm lỗi với chúng ta theo cách nào đó. Ví dụ như, một người bạn đời có thể thiếu trách nhiệm, không trung thực hoặc không hậu thuẫn về mặt tài chính. Khi những điều này xảy ra, chúng ta cần phải quyết định xem mình nên nổi giận hay kìm nén sự giận dữ đó và tha thứ”.
Nghiên cứu của ông McNulty phát hiện hàng loạt yếu tố có thể phức tạp hóa tác dụng của sự tha thứ, kể cả mức độ tán thành của người bạn đời cũng như sự nghiêm trọng và mức độ thường xuyên của việc phạm lỗi.
Ngoài ra, sự giận dữ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện cho người bạn đời biết rằng hành vi phạm lỗi là không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, ông McNulty nhấn mạnh, không tồn tại một cách giải quyết duy nhất cho mọi vấn đề. Hậu quả của mỗi quyết định chúng ta đưa ra trong các mối quan hệ của mình phụ thuộc vào các tình huống xung quanh quyết định đó.
Tuấn Anh
Theo Vietnamnet