Lần đầu tiên, người ta đã đánh giá số lượng và thành phần của những hạt cực nhỏ từ bên ngoài theo không khí bay sang và rơi xuống Bắc Mỹ.
Lần đầu tiên, người ta đã đánh giá số lượng và thành phần của những hạt cực nhỏ từ bên ngoài theo không khí bay sang và rơi xuống Bắc Mỹ.
Những luồng bụi bay qua biển Nhật Bản. Ảnh do vệ tinh Earth Observatory
NASA chụp ngày 9/4/2012.
Thật chẳng lấy gì làm lạ là việc đo lường bằng các vệ tinh cho thấy thành phần chính của “kẻ nhập cư không mong muốn” vào Bắc Mỹ là bụi, nói chung không phải là sản phẩm sinh ra do hoạt động của con người làm ô nhiễm khí quyển.
Mỗi năm có tới 64 triệu tấn bụi, chất ô nhiễm và các hạt rắn khác vượt đại dương tới Bắc Mỹ, tác động đến khí hậu và sức khoẻ con người. Thêm vào đó, một lượng tương tự - 69 triệu tấn mỗi năm – các khí dung (aerosol) và bụi, khói thải do chính Bắc Mỹ tạo ra do các quá trình tự nhiên, khí thải giao thông và khí thải công nghiệp.
Việc quan sát những hạt vi thể và xác định ảnh hưởng của chúng đến việc nóng lên và lạnh đi của hành tinh là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của những nhà khí tượng học. Bụi và khói thải có khả năng bay quanh Trái đất bất kể ngày đêm, bất chấp ranh giới các quốc gia.
Các số liệu do các vệ tinh Terra và Calipso cung cấp cho phép họ phân biệt được các dạng hạt và độ cao của chúng trong khí quyển. Những số các nhà khí tượng học dùng chúng kết hợp với các thông tin về tốc độ gió để lập những sơ đồ tinh toán.
Theo đánh giá của họ, lượng bụi bay qua Thái Bình Dương chiếm 88% tổng lượng chất thải các loại (56 triệu tấn) đang “tấn công” vào Bắc Mỹ. Đặc biệt, bụi hoạt động mạnh nhất vào mùa xuân do sự hoành hành của gió xoáy và gió tây mạnh, chủ yếu nhằm vào các vĩ độ trung bình. 60- 70% lượng bụi xuất xứ từ châu Á, số lượng còn lại bay sang từ châu Phi và Trung Đông.
Bụi là những hạt chất vô cơ kích thước rất nhỏ, bay tung do gió thổi qua những vùng đất khô cằn. Bị cuốn lên trên, chúng bị hút vào những luồng không khí chuyển động trên tầng cao khí quyển và bay đi rất xa. Ngược lại những hạt gây ô nhiễm có nguồn gốc là các quá trình liên quan đến cháy rừng, thiêu huỷ các phế phẩm nông nghiệp (ví dụ đốt rơm rạ) và sử dung nhiên liệu hoá thạch.
Chúng đi vào khí quyển ở tầng không khí là là sát mặt đất và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí mà chúng ta thở. Những hạt ở tầng cao hơn ít được các chuyên gia y tế quan tâm nhưng lại được các nhà khí hậu học chú ý.
Những hạt khống chế vùng cao có khả năng làm hành tinh nguội đi, vì chúng phản xạ các tia nắng mặt trời vào vũ trụ. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng chính những hạt bốc lên cao này đã phản chiếu lại được đến 1/3 bức xạ mặt trời chiếu xuống Bắc Mỹ.
Quá trình sa mạc hoá và khai khẩn các vùng đất mới có thể ảnh hưởng tới thành phần các hạt trong tương lai. Sự thay đổi khí hậu trong thời gian tới sẽ có khả năng thay đổi diện tích các vùng lãnh thổ, làm lộ ra mặt đất “trọc” do không được thảm thực vật che phủ, nên mỗi khi có gió thổi qua, bụi lại bị đi xa.
Bảo Châu
Theo Vietnamnet