Sự kiện hot
6 năm trước

Chuỗi cửa hàng Tocotoco không treo chứng nhận an toàn thực phẩm: Luật sư nói gì?

Trước hàng loạt những thắc mắc của khách hàng về việc thương hiệu Tocotoco có thực sự an toàn về thực phẩm hoặc các cơ sở kinh doanh mặt đồ uống này được cấp “Chứng nhận an toàn thực phẩm”, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Ngọc Chi - Giám đốc Công ty Luật Tam Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm 
Theo luật sư Vũ Ngọc Chi, căn cứ vào quy định tại Luật An toàn thực phẩm số 55/2010 của Quốc hội ngày 17/6/2010, trước hết cần làm rõ khái niệm thực phẩm ở Điều 2 Giải thích từ ngữ tiêt 20. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Chính vì ăn uống là để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức lao động nên Luật đưa ra các điều kiện nhất định khi các đối tượng có hoạt động liên quan.  Luật An toàn thực phẩm có quy định tại Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Những nguyên liệu để làm ra một cốc trà sữa.
Theo đó, cơ sở để đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được cấp Giấy chứng nhận thì phải bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật; Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Luật sư Vũ Ngọc Chi cho biết thêm, ngoài ra, bất kỳ cá nhân hộ kinh doanh hay các pháp nhân kinh doanh có liên quan ở bất kỳ hâu nào(sản xuất, phân phối, kinh doanh) đều phải được cấp Giấy chứng nhận  đủ điều kiện an toàn thực phẩm, việc này được quy định rõ tại nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết một số điều  của Luật an toàn thực phẩm
“Điều đó cho thấy, cá nhân hộ kinh doanh bất kỳ hoặc pháp nhân kinh doanh có hoạt động liên quan đều phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm  mới là đúng các quy định của pháp luật.” – Luật sư Chi cho biết.
Treo để mọi khách hàng đều biết thông tin mới hoàn thành nghĩa vụ luật định 
Để giải đáp những thắc mắc cho độc giả và phóng viên báo Pháp luật Việt Nam về việc treo hay không treo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, luật sư Vũ Ngọc Chi - Giám đốc Công ty Luật Tam Anh cho hay: “Luật không quy định bắt buộc vị trí treo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc phải treo như thế nào nhưng căn cứ theo quy định tại  Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm phải có các nghĩa vụ thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm…”
Luật sư Vũ Ngọc Chi - Giám đốc Công ty Luật Tam Anh.
“Có thể thấy với người kinh doanh thực phẩm cần phải treo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở nơi mà bất kỳ người sử dụng thực phẩm tại cơ sở kinh doanh đều phải được nhìn thấy hoặc được tiếp cận thông tin rằng thực phẩm ở đây là đủ điều kiện an toàn, có như vậy họ mới hoàn thành nghĩa vụ mà luật quy định như nêu trên. Cụ thể đối với trường hợp những cơ sở kinh doanh không treo hoặc treo ở vị trí khó tiếp cận người sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ đặt nghi vấn về việc có hay không việc thực phẩm có đủ điều kiện an toàn thực phẩm…” Luật sư Vũ Ngọc Chi nhấn mạnh.
Vì vậy trong trường hợp này, các cơ sở kinh doanh nếu có thì không nên không treo hoặc không nên treo ở vị trí khó tiếp cận vì việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tại cơ sở.
Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục cập nhật thông tin.
Chế tài đối với hoạt động vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm phải chịu các hình thức cảnh cáo , phạt tiền , các hình thức phạt bổ xung, khắc phục hậu quả hoăc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo  nghị định 178/2013 ngày 14/11/2013 tại  Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức.
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Nghị định này cũng quy định chi tiết và cụ thể đối với từng loại hành vi vi phạm trong thực tế mà có các mức phạt tương ứng , cụ thể .
Ngoài ra để đáp ứng kịp thời và xử lý đủ mức răn đe Bộ luật hình sự 2015 còn đưa hành vi này vào điều chỉnh theo quan hệ pháp luật hình sự . Cụ thể tại điều 317 Bộ luật hình sự Tội vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm nếu vi phạm tùy từng tình huống cụ thể mức phạt cao nhất có thể đến 20 năm tù.
Quốc Quân - Đức Minh
Theo phapluatvietnam
Từ khóa: