Sự kiện hot
12 năm trước

Chụp hình sao chổi ‘sáng hơn trăng rằm’ áp sát trái đất

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa cho các nhà thiên văn học cái nhìn rõ ràng nhất về sao chổi ISON, được cho là sáng hơn trăng rằm, đang trên đường áp sát trái đất.

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa cho các nhà thiên văn học cái nhìn rõ ràng nhất về sao chổi ISON, được cho là sáng hơn trăng rằm, đang trên đường áp sát trái đất.

Từ nhiều tháng trước đây, các nhà thiên văn học hàng đầu thế giới đã dự đoán, sao chổi C/2012 S1 hay còn được gọi là ISON, sẽ sáng rực rỡ khi tiếp cận trái đất vào cuối năm nay. Các chuyên gia còn tin rằng, khi tiếp cận trái đất ở khoảng cách gần nhất, ánh sáng mà ISON phản chiếu từ mặt trời sẽ sáng hơn ánh trăng ngày rằm.


Kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp hính sao chổi ISON.

Tuy nhiên, thông tin về ISON chỉ là dự đoán cho tới khi kính thiên văn không gian Hubble chụp hình được sao chổi này hôm 10/4, khi nó bay sát quỹ đạo sao Mộc, nằm cách mặt trời 386 triệu km và nằm cách trái đất 394 triệu km. Từ nay cho tới cuối năm, trái đất sẽ tiếp tục di chuyển xung quanh mặt trời và khoảng khách từ chúng ta tới ISON sẽ được thu hẹp từ cả hai phía.

Sở dĩ, sao chổi ISON có khả năng phản chiếu lượng ánh sáng cực lớn từ mặt trời chính bởi cái đuôi khổng lồ của nó. Khi nhiệt độ tăng, băng và vật chất trên mặt ISON sẽ bốc hơi, tạo thành cái đuôi dài phía sau. Càng gần mặt trời, lượng vật chất bị bốc hơi càng lớn khiến cho cái đuôi này cũng lớn theo. Chính nhờ cái đuôi lớn, ISON sẽ phản chiếu xuống trái đất lượng ánh sáng đáng kể nhận được từ mặt trời.

Dù đã chụp được những hình ảnh đầu tiên về sao chổi ISON nhưng vài tuần tới, kính viễn vọng Hubble vẫn sẽ dành thời gian để quan sát sao chổi đặc biệt này. Không chỉ theo dõi đường đi, Hubble còn cho phép xác định những thông tin cơ bản về lớp khí trong cái đuôi của ISON. Cấu tạo khí ở đuôi ISON sẽ giúp xác định các yếu tố tạo nên bề mặt của sao chổi này.

Ngoài bức hình đầu tiên, kính thiên văn Hubble còn cho thấy sao chổi ISON có đường kính không lớn, 7km. Đám khí bụi hiện tại đang được ISON kéo theo có chiều rộng 5.000km, tương đương 1,2 lần chiều rộng Australia. Độ dài của chiếc đuôi này lên tới 91.200km và nằm ngoài khả năng quan sát của Hubble.

Trịnh Duy
theo Infonet

Từ khóa: