Các cổ phiếu lọt vào danh sách bị cảnh báo, tạm ngừng giao dịch ngày càng dài thêm, nhưng với nhà đầu tư, đây không phải là điều đáng lo ngại nhất.
Các cổ phiếu lọt vào danh sách bị cảnh báo, tạm ngừng giao dịch ngày càng dài thêm, nhưng với nhà đầu tư, đây không phải là điều đáng lo ngại nhất.
Càng gần đến thời hạn phải nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2011, danh sách cổ phiếu bị cảnh báo, bị kiểm soát và tạm ngừng giao dịch càng dài thêm. Có thể liệt kê những cái tên mới xuất hiện như VID, VES, NVT, HT1, VT1 (sàn HOSE) và AMV, MMC, S27, HHL, ORS (sàn HNX)… Tính chung, hiện đã có gần 60 cổ phiếu trên hai sàn lọt vào danh sách này.
Nhiều nhà đầu tư trên thị trường hoang mang, bởi sau một năm 2011 nhiều khó khăn, rất có thể cổ phiếu mà họ nắm giữ cũng có nguy cơ lọt vào “danh sách đen”. Còn với những DN có cổ phiếu bị cảnh báo hoặc tạm ngừng giao dịch, cơ hội nào để họ thoát khỏi nhóm “cầm đèn đỏ” trong năm 2012, khi mà môi trường kinh doanh còn nhiều bất ổn?
Trên thực tế, các cổ phiếu bị “tuýt còi” đa phần đều có lý do từ kinh doanh không tốt. Vì thế, một đại diện lãnh đạo HOSE cho biết, muốn “thoát án”, DN phải làm ăn có lãi. Không chỉ cần có lợi nhuận dương trong năm, mà nguồn lãi này phải đủ bù những khoản lỗ lũy kế, thể hiện trong báo cáo tài chính năm (đối với diện cảnh báo) và báo cáo soát xét (diện kiểm soát, tạm ngừng giao dịch).
Từ quy định này, nhìn lại thực tế hoạt động của các DN bị nêu tên, mới thấy cơ hội cho các DN “tháo vòng kim cô” không hề dễ. Dường như biết trước điều này, nên một số DN như CTCP Vận tải Container phía Nam (VSG) tuyên bố giơ cờ trắng. Lãnh đạo VSG thừa nhận, Công ty không có phương án nào để khắc phục được khó khăn. Trong năm 2012, VSG dự kiến lỗ tiếp 59,3 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế trong 3 năm (2010 - 2012) ước 141,1 tỷ đồng.
Sự bế tắc rõ ràng đang đến với những đơn vị thua lỗ triền miên như Nhựa Tân Hóa (VKP), Vận tải biển và bất động sản Việt Hải (VSP, lỗ lũy kế 823,3 tỷ đồng), Basa (BAS, tổng lỗ đến 31/12/2011 là 40,1 tỷ đồng) hoặc đang âm vốn như Cadovimex (CAD, -165,2 tỷ đồng), Cà phê An Giang (AGC, -52,3 tỷ đồng), Tribeco (TRI, -20 tỷ đồng)... Theo quyết định mới nhất từ HOSE, BAS bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 3/5/2012, còn TRI cũng chính thức rời sàn (từ 10/4/2012) sau khi đã trình được phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông.
Với nhiều DN, cơ hội thoát lỗ cũng rất mong manh. Bằng chứng là CTCK Bảo Việt (BVS), CTCK Hải Phòng (HPC), Công ty Đầu tư và xây dựng điện Meca Vneco (VES)... đang ngậm ngùi nhìn con số lỗ bị cộng dồn lên. Đáng nói, lỗ lũy kế của HPC đã ở mức 243,8 tỷ đồng, một “cửa ải” không dễ vượt qua, trong khi HPC chỉ là CTCK thuộc “chiếu dưới” lại vướng vào những khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 71 tỷ đồng. Hay như CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng khó hy vọng có được mức lãi đủ để bù vào con số 381 tỷ đồng thua lỗ trong năm 2011.
Tuy nhiên, không phải mọi cánh cửa đều đóng lại đối với các DN lỡ bị “gọi tên”. Đại diện CTCP Đầu tư phát triển và Thương mại Viễn Đông (VID) cho biết, VID đã tính kỹ trước khi vạch kế hoạch lợi nhuận trước thuế 19,6 tỷ đồng vào năm 2012. Kế hoạch này dựa trên khả năng VID sẽ giảm được lãi vay xuống còn 1/3 so với năm 2011, qua đó giảm chi phí vốn. Năm 2012, VID không tham vọng làm lớn, làm rộng, mà sẽ chỉ đầu tư, kinh doanh tập trung. Vì thế, chỉ tiêu doanh thu của VID ước giảm còn 50% so với năm 2011.
Diễn biến TTCK, bất động sản tuy còn khó khăn, nhưng lãnh đạo Intresco (ITC) tự tin, năm 2012, Công ty sẽ không phải trích lập dự phòng, không ghi nhận thêm khoản lỗ do giảm giá dự án, giảm giá chứng khoán như năm trước. Năm ngoái, chỉ riêng dự phòng giảm giá dự án Intresco Tower của công ty này đã ở mức 98 tỷ đồng và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 28,9 tỷ đồng.
Với CTCP Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM), những tài sản có giá trị cùng lĩnh vực hoạt động đa ngành giúp Công ty có nhiều cách thức vận dụng để chuyển bại thành thắng. Chỉ cần SAM đạt lợi nhuận 2012 đủ đưa lợi nhuận chưa phân phối (đang âm 127,3 tỷ đồng) về con số dương thì SAM sẽ “thoát án” huỷ niêm yết.
“Danh sách đen” mới xuất hiện từ tháng 4/2011
Mã CK
|
Sàn
|
Tình trạng
|
Thời gian hiệu lực
|
Lý do
|
HHL
|
HNX
|
Cảnh báo
|
10/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
VID
|
HOSE
|
Cảnh báo
|
9/4/2012
|
Thua lỗ năm 2011
|
VES
|
HOSE
|
Tạm dừng giao dịch
|
9/4/2012
|
Thua lỗ 2 năm liên tiếp
|
NVT
|
HOSE
|
Cảnh báo
|
9/4/2012
|
Thua lỗ năm 2011
|
HT1
|
HOSE
|
Cảnh báo
|
9/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
AMV
|
HNX
|
Cảnh báo
|
9/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
S27
|
HNX
|
Cảnh báo
|
9/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
MMC
|
HNX
|
Cảnh báo
|
9/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
PSI
|
HNX
|
Cảnh báo
|
9/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
ORS
|
HNX
|
Cảnh báo
|
9/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
TST
|
HNX
|
Cảnh báo
|
9/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
APG
|
HNX
|
Cảnh báo
|
6/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
TAS
|
HNX
|
Cảnh báo
|
6/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
TKU
|
HNX
|
Cảnh báo
|
6/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
NHH
|
HNX
|
Cảnh báo
|
6/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
APS
|
HNX
|
Cảnh báo
|
5/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
BHC
|
HNX
|
Cảnh báo
|
5/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
VT1
|
HOSE
|
Cảnh báo toàn thị trường
|
4/4/2012
|
Vi phạm trong công bố thông tin
|
DTT
|
HOSE
|
Cảnh báo
|
4/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
BSI
|
HOSE
|
Cảnh báo
|
4/4/2012
|
Thua lỗ 2011
|
BVS
|
HNX
|
Kiểm soát
|
3/4/2012
|
Thua lỗ 2 năm liên tiếp
|
Ngọc Thủy
Theo DTCK