Sự kiện hot
13 năm trước

Con của tử tù: Nỗi đau và tương lai bất định

Chỉ trong phút chốc, chúng đã mất mẹ và mất luôn cả cha. Tai họa đó đã ập xuống ngôi nhà nghèo khó, đè nặng lên đôi vai mềm yếu của hai đứa trẻ.

Chỉ trong phút chốc, chúng đã mất mẹ và mất luôn cả cha. Tai họa đó đã ập xuống ngôi nhà nghèo khó, đè nặng lên đôi vai mềm yếu của hai đứa trẻ.

Đứa bé gái lớn tên Nguyễn Hồng P, sinh năm 1994 và đứa nhỏ là Nguyễn Hồng S, sinh năm 2000. Khi tai họa xảy ra, chúng còn quá nhỏ để phải gánh chịu nỗi đau tột cùng đó. Sự ám ảnh về cái chết kinh hoàng của mẹ và tội ác ghê rợn của cha sẽ theo hai đứa bé không biết đến bao giờ. Đó là một quá khứ đau buồn mà cả hai đứa phải gánh chịu.

Là 1 trong 2 đứa con của nạn nhân, cũng là con của hung thủ trong vụ án “Xác chết không đầu ở hồ Rẻ Quạt”, 3 năm trước, cậu bé này vẫn chưa đầy 10 tuổi. Nhưng ở lứa tuổi ăn chưa no, lo chưa tới đó, em đã phải chịu nỗi đau và nỗi mất mát lớn nhất trong cuộc đời.


Em Nguyễn Hồng S ở làng trẻ em SOS

Mẹ bị giết, bố là hung thủ bị tòa án kết án tử hình, phút chốc, hai đứa bé vụt trở thành mồ côi. Gia đình tan vỡ, không còn ai có thể nương tựa, 2 chị em vì thế cũng phải xa nhau, chị ở với ông bà ngoại, còn em đến làng SOS.

Cuộc sống của hai đứa bé dần cũng đã tìm được quỹ đạo bình yên, nhưng khi nhìn về phía trước, bất kỳ ai cũng có cảm giác bất an và lo lắng.

Số phận đau đớn

Bây giờ thì chẳng còn ai muốn nhắc đến câu chuyện đau lòng về vụ án đã diễn ra. Họ tiếc thương cho số phận đau khổ của người đàn bà nhưng khi nhìn lại, nơi có hai đứa trẻ thì ai cũng phải cảm thấy đau đớn.

Chỉ trong phút chốc, chúng đã mất mẹ và mất luôn cả cha. Tai họa đó đã ập xuống ngôi nhà nghèo khó, đè nặng lên đôi vai mềm yếu của hai đứa trẻ. Đứa bé gái lớn tên Nguyễn Hồng P, sinh năm 1994 và đứa nhỏ là Nguyễn Hồng S, sinh năm 2000.

Khi tai họa xảy ra, chúng còn quá nhỏ để phải gánh chịu nỗi đau tột cùng đó. Sự ám ảnh về cái chết kinh hoàng của mẹ và tội ác ghê rợn của cha sẽ theo hai đứa bé không biết đến bao giờ. Đó là một quá khứ đau buồn mà cả hai đứa phải gánh chịu.

Quãng đường phía trước của chúng như thế nào sẽ chẳng ai biết nhưng với những gì đã trải qua, thì cuộc sống và số phận của hai đứa thật đau khổ và bất hạnh.

Hồng P lớn hơn em giờ sống chung với gia đình nhà ngoại, còn cậu bé Hồng S thì được chuyển vào làng trẻ em SOS để sống cùng với các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. Mỗi đứa bé đều có đã có được cuộc sống riêng và chúng cũng đang được hưởng những sự chăm sóc chu đáo nhất.

Tuy nhiên, cảm giác thèm hơi ấm tình mẫu tử luôn khát khao trong trái tim bé nhỏ của các em. Nhớ lại những quãng thời gian khi bố mẹ còn sống, bé Hồng S nói rằng, bố mẹ thường xuyên cãi nhau, mỗi lần như vậy bố đều đánh mẹ…

Tuy gia đình của S sống ở thành phố nhưng cuộc sống vô cùng khó khăn. Bố S hành nghề xe ôm, mẹ em cũng chỉ làm vài công việc lặt vặt. Kiếm được bao nhiêu, bố S đều nướng hết vào cờ bạc. Đi chạy xe ôm được đồng nào là nướng vào những trò đỏ đen, chẳng những không mang tiền về nhà mà còn về hành hạ vợ để mang của nả đi theo.

Mỗi lần can ngăn, mẹ S lại phải hứng chịu những trận đòn đau đớn, và trong số những lần xảy ra mâu thuẫn đó, vụ án thương tâm đã diễn ra.

Những ngày đó, S chưa từng biết tới một ly sữa. Với em, điều đó là quá xa xỉ. Tuy nhiên, với cậu bé này, vì còn quá nhỏ tuổi em cũng không thể nào hiểu được những sự thiếu thốn đó. Cho đến hôm mẹ bị giết, trong buổi tối hôm đó, S rất nhiều lần hỏi bố mẹ đi đâu…


Tên sát nhân Nguyễn Văn Tuyên

Và cho đến khi biết được mẹ đã bị bố giết, suy nghĩ của S thật sự mông lung. Trí óc non nớt của em chưa hình dung nổi những bất hạnh mà mình phải hứng chịu. Những người xung quanh, xót thương cho người đàn bà xấu số 1 thì xót xa cho bọn trẻ 10.

Chúng chỉ là những đứa trẻ vô tội, chúng không đáng phải gánh chịu những nỗi đau mà người cha sát nhân đã gây ra.

Thời gian trôi đi, vết thương trong lòng của hai đứa trẻ cũng dần được xoa dịu. Tuy nhiên, mỗi khi nghĩ về mẹ, chúng vẫn đau đáu một nỗi nhớ. S thèm nhớ cảm giác được nũng nịu bên mẹ, được mẹ lo cho từ bữa ăn cho đến giấc ngủ.

Nhưng bây giờ, khi nhắc về mẹ mình, cái chết của người mẹ tội nghiệp vẫn còn ám ảnh trong cuộc sống của S. Cho dù thời gian đã phần nào đã làm nguôi ngoai đi nỗi đau đó, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường với S nhưng nỗi đau, vùng ký ức đó không thể nhạt nhòa trong em.

Tương lai nào cho hai đứa trẻ đau khổ?

Giờ đây, khi S sống trong làng trẻ em SOS, em cũng đã có mẹ, một người mẹ chung với những đứa trẻ khác. S vẫn có được sự chăm sóc chu đáo nhất nhưng cũng không tránh khỏi những cảm giác xót xa trong tâm hồn non nớt của một đứa trẻ khi nhớ về tình mẫu tử ruột thịt.

Dù mới chỉ là một cậu bé, dù có rất nhiều bạn bè bên cạnh nhưng thi thoảng, S vẫn nói về mong muốn được trở về ngôi nhà cũ của mình.

Ngôi nhà ấy dù chứa đựng nhiều nỗi đau nhưng ở đó, em có cha mẹ, có chị gái ở bên, cho dù giờ đây, nó không còn nữa thì đó vẫn là nơi em sinh ra, nơi em được sống có bố, có mẹ, có chị. S nhớ mẹ, nhớ bố, nhớ chị gái.

Khái niệm niềm vui hay nỗi buồn đối với cậu bé này thật sự vẫn còn mơ hồ nhưng một điều rõ ràng và rất dễ nhận thấy đó chính là khao khát trở lại cuộc sống trước khi biến cố xảy ra.

Người mẹ của S trong ngôi làng SOS chia sẻ rằng, cậu bé khá trầm tính, thời gian đầu tiên khi mới đến sống ở đây cậu rất trầm tư, ít trò chuyện với bạn bè.

Những ai biết được chuyện buồn của em thì cố gắng dành sự chăm sóc tốt nhất, những anh em trong nhà, bạn bè trong lớp vui đùa và dần dần cũng kéo S ra khỏi thế giới của sự mặc cảm, tự ti. Đôi lúc, S nói với người mẹ mới rằng cho con về nhà.

Đó là câu nói thường xuất hiện ở em, có những lúc em đòi ít, nhưng có những lúc S đòi một cách quyết liệt và đầy thương nhớ. Hiểu nỗi nhớ của em, mẹ chỉ biết động viên rồi hứa đến một ngày nào đó sẽ đưa em về.

S được sống trong môi trường chung với những bạn bè cùng có cảnh ngộ khổ đau như mình, cùng chia sẻ những vui buồn tuổi thơ, cùng được chăm sóc bởi người mẹ chung, nhưng với cậu bé 8 tuổi này, em vẫn luôn mang trong mình một sự mặc cảm.

Dù bé những em cũng đã biết cảm thấy xấu hổ vì là con của một kẻ sát nhân…

Ở độ tuổi này, để nói về tương lai của S, chẳng ai dám khẳng định bất kỳ điều gì. S thì còn quá nhỏ và em cũng chỉ sống ở làng SOS đến năm 18 tuổi.

Có thể những năm tháng sống trong ngôi nhà chung sẽ rất bình yên đối với em, nhưng ở phía trước cả một chặng đường đời dài, liệu quá khứ đau buồn có thể phai nhòa trong em? Liệu bi kịch về người chồng giết vợ sẽ theo em đến hết cuộc đời?

Tất cả những điều đó chẳng ai biết, chẳng ai dự đoán được. Nhưng tất cả chỉ biết cầu chúc cho cuộc sống của S thật sự bình yên và may mắn. Hỏi S về điều mong muốn nhất bây giờ, S bảo rằng, em muốn được về nhà để nhìn thấy ảnh mẹ.

Suy nghĩ và mong muốn quá đỗi đơn giản của một cậu bé nhưng thật khó để thực hiện được. Vì nếu như em bước về ngôi nhà đó, những nỗi đau sẽ ùa về, sự ám ảnh sẽ còn tăng lên hơn rất nhiều trong tâm trí của em.

Về phần chị gái của S, bây giờ P đã gần trở thành một thiếu nữ. Em đã đủ lớn để hiểu mọi chuyện. Nhưng đôi khi, P chỉ muốn mình trở thành một đứa bé để không hiểu, không biết về nỗi đau đã qua. 3 năm qua, P sống trong sự khép mình, xa lánh và khép mình trước mọi người.

P luôn mang trong mình một sự ám ảnh, tủi nhục và mặc cảm. Em chẳng làm gì nên tội, nhưng mặc cảm là con của một kẻ sát nhân luôn ám ảnh em. Em đau xót cho số phận của người mẹ, hận người cha tàn độc và em ghét chính cả bản thân mình.

Giờ đây P chỉ muốn thời gian trôi qua thật nhanh để vết thương trong lòng em nhanh chóng lành lại. Có lẽ như vậy, suy nghĩ của P sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, cuộc sống sẽ tươi mới hơn.

Phía trước, hai chị em P và S sẽ còn đối diện với rất nhiều khó khăn trong cuộc đời của mình. Nhưng chúng phải tự vượt qua nỗi đau, mặc cảm, tự làm liền vết thương trong trái tim và tự tìm ra hướng đi tươi mới cho cuộc đời của chính mình.

Đan Thủy
Theo Phunutoday

Từ khóa: