Nhằm khuyến khích các nước đang phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế từ bên ngoài trở lại sử dụng các nguồn tín dụng của Quỹ Tiền tệ quốc tệ (IMF), thể chế tài chính đa phương lớn nhất thế giới này đã điều chỉnh các quy chế tín dụng với một công cụ cho vay mới.
Nhằm khuyến khích các nước đang phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế từ bên ngoài trở lại sử dụng các nguồn tín dụng của Quỹ Tiền tệ quốc tệ (IMF), thể chế tài chính đa phương lớn nhất thế giới này đã điều chỉnh các quy chế tín dụng với một công cụ cho vay mới.
Phát biểu ngày 22/11, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh trong khi châu Âu chưa thể giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng nợ công, IMF đã công bố công cụ tín dụng mới có tên gọi Quy tắc Tín dụng phòng ngừa được thanh khoản bằng tiền mặt (PLL), thay cho công cụ tín dụng cũ là Quy tắc Tín dụng phòng ngừa (PCL).
Công cụ mới gắn rất ít các điều kiện kèm theo nhằm thu hút các nước có nền kinh tế mạnh hiện đang có nhu cầu tín dụng ngắn hạn, cho dù trước đó các nước này đã hưởng tín dụng theo quy chế PCL. Những điều chỉnh này nhằm tăng khả năng cung cấp tài chính của IMF để ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng, giúp các nước đủ tiêu chuẩn yêu cầu nguồn tín dụng của IMF nay có thể đưa ra yêu cầu này mà không buộc phải thay đổi chính sách như theo quy chế PCL.
Đây là một bước tiến mới nhằm tạo ra mạng an toàn tài chính toàn cầu hiệu quả hơn trong bối cảnh kết nối toàn cầu ngày càng tăng.
Tổng Giám đốc Lagarde nêu rõ PLL của IMF đã sẵn sàng cho các nước yêu cầu với nguồn tín dụng cao nhất tương đương 5 lần hạn ngạch của nước đó trong IMF và giới hạn trong 6 tháng. Một nước có thể yêu cầu PLL tối đa gấp 10 lần hạn ngạch của nước đó trong IMF với thời gian tối đa 24 tháng.
IMF cho biết công cụ mới này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các quốc gia bằng “các chính sách và nền tảng mạnh mẽ” ngoại trừ các nước có nền kinh tế đang bị đe dọa “trong giai đoạn gia tăng căng thẳng kinh tế hay thị trường.”
Theo công cụ mới, Italy có thể đề xuất khoản tín dụng hỗ trợ trị giá 45,5 tỷ euro (khoảng 61,5 tỷ USD), trong khi Tây Ban Nha có thể vay 23,3 tỷ euro (khoảng 31,5 tỷ USD) trong vòng 6 tháng.
Đây là lần thứ hai IMF cải tổ quy tắc tín dụng trong vòng 15 tháng qua nhằm khuyến khích các nước có nguy cơ suy thoái kinh tế sử dụng nguồn tín dụng của quỹ trước khi khủng hoảng bùng nổ, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng nợ của châu Âu có nguy cơ lan đến Tây Ban Nha và Pháp.
Bà Lagarde khẳng định công cụ mới giúp tăng cường khả năng của IMF trong hỗ trợ tài chính để ngăn chặn và giải quyết cuộc khủng hoảng, và đây là một bước đi mới hướng đến việc thiết lập một sự an toàn tài chính toàn cầu hiệu quả để đối phó với nguy cơ khủng hoảng gia tăng.
IMF tiếp tục khuyến khích sử dụng công cụ tín dụng khác cũng đã được cải tiến là Quy tắc Tín dụng linh hoạt (FCL). FCL không áp đặt bất cứ điều kiện nào đối với các nước có nền tảng kinh tế lành mạnh như Ba Lan, Mexico, Colombia …. yêu cầu nguồn tín dụng này. IMF cũng sẽ sáp nhập các công cụ tín dụng trợ giúp khẩn cấp các thảm họa thiên nhiên và hiện trạng sau xung đột thành công cụ tín dụng mới ược gọi là Công cụ Tài trợ nhanh (RFI).
Theo TTXVN/Vietnam+