Dantin - Đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội và TP HCM cùng hạ nhiệt. Nguyên nhân chủ yếu đến từ các mặt hàng thực phẩm do tâm lý e ngại dịch cúm gia cầm của người tiêu dùng và thời tiết nắng nóng.
Dantin - Đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội và TP HCM cùng hạ nhiệt. Nguyên nhân chủ yếu đến từ các mặt hàng thực phẩm do tâm lý e ngại dịch cúm gia cầm của người tiêu dùng và thời tiết nắng nóng.
Số liệu của Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2013 giảm 0,15% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2012..
Chỉ số nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xâu dựng trong tháng 4 cũng giảm 0,14% do giá gas đầu tháng 4 giảm khoảng 20.000 đồng một bình 12kg. Trái ngược với các mặt hàng trên, giá một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giầy dép tăng nhẹ khi nhu cầu tăng do thời tiết bắt đầu vào hè.
Không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI, chỉ số giá vàng trong tháng 4 giảm 2,8% và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,05% so tháng trước. Liên quan đến thị trường tiền tệ, trong tháng 4, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tăng 1,8% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 3% từ đầu năm, chủ yếu do dư nợ ngắn hạn giảm.
Tại TP HCM, CPI tháng 4 giảm 0,33%, nhưng tính từ đầu năm đến nay vẫn tăng 0,82%. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số này cao thêm 2,44%. Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tăng 3,04% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân chính khiến CPI tại TP HCM âm trong tháng 4 là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh. Kinh doanh của các tiểu thương ế ẩm, hàng hóa thực phẩm mặc dù giảm giá nhưng vẫn không hút được người tiêu dùng. Theo đó, lương thực giảm 2,07%, thực phẩm hạ 1,07%, ăn uống ngoài gia đình rẻ hơn tháng trước 0,22%. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp giá của nhóm có quyền số lớn trong rổ tính chỉ số giá đi xuống.
Ngoài ra, giá cả nhóm bưu chính viễn thông; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, hàng hóa và dịch vụ khác cũng rẻ hơn tháng trước góp phần khiến CPI giảm.
Ngược với xu hướng trên, các nhóm hàng khác lại có mức tăng dao động 0,05-1,23%, Trong đó, giao thông có mức điều chỉnh mạnh nhất, tăng 1,23%. Biến động ít nhất là giáo dục 0,05%.
Đ. Lam