Sự kiện hot
3 năm trước

CPI trong tháng 5 năm 2021 tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước

Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, cũng là mức tăng thấp nhất kể từ 2016.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Trong báo cáo vĩ mô tháng 5/2021 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa được công bố, chỉ số CPI tháng 05/2021 tăng 0,16% so với tháng 4/2021 do nhiều nhóm hàng hoá cùng tăng giá, bao gồm xăng dầu, hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, nhu cầu điện nước. So với cùng kỳ, CPI đạt mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2020 tới nay, ở mức 2,9%. Như vậy, trung bình 5 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, cũng là mức tăng thấp nhất kể từ 2016.

BVSC cũng cho biết, trong mức tăng chung của CPI tháng 5 so với cùng kỳ, nhóm giao thông có mức tăng mạnh nhất, 21,24% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,98 điểm phần trăm vào mức tăng 2,9% của CPI cùng kỳ năm trước đó. Giá xăng dầu trên thế giới tăng mạnh đã ảnh hưởng tới giá xăng trong nước.

Ngoài ra, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, chiếm quyền số cao thứ 2 trong rổ tính chỉ số CPI (15,73%) cũng đạt mức tăng 2,93% YoY, đóng góp 0,46 điểm phần trăm vào mức tăng cùng kỳ năm trước của chỉ số giá tiêu dùng. Diễn biến này là do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở đã có mức tăng tương đối mạnh trong thời gian vừa qua, như giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào.

Cũng theo BVSC, ở chiều ngược lại, giá nhóm thực phẩm giảm 1,12% so với cùng kỳ năm trước đã khiến cho CPI chung giảm 0,25 điểm phần trăm trong tháng 5 do mức nền cao của giá thịt lợn trong cùng kỳ năm 2020.

Tính tới ngày 31/5/2021, giá thịt lợn trung bình khoảng 67.000 đồng, thấp hơn khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm văn hoá, giải trí và du lịch cũng tiếp tục ghi nhận mức giảm 0,62% so với cùng kỳ năm trước do các tác động của đại dịch Covid-19, khiến nhu cầu đi lại và du lịch của người dân giảm sút.

Như vậy, chỉ số CPI YoY tháng 5 đã tiếp tục đà tăng từ tháng 4. Ở mặt bằng tương đối cao, đặc biệt khi so sánh với mức nền thấp của năm 2020, giá các nhóm ngành nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông và giáo dục sẽ tiếp tục đóng góp vào mức tăng của chỉ số CPI trong thời gian tới.

Ngược lại, với sự trở lại của dịch Covid-19 cùng làn sóng thứ 4 căng thẳng và nguy hiểm hơn 3 làn sóng trước, giá nhóm ngành văn hoá, giải trí và du lịch trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì ở mức thấp và chưa chịu áp lực tăng giá.

Thêm vào đó, so với mức nền cao trong cùng kỳ năm 2020 (khoảng 85.000 vào ngày 30/6/2020), với mặt bằng của hiện tại, giá thịt lợn nhiều khả năng cũng sẽ giúp giảm áp lực tăng lên chỉ số CPI. Với mức tăng trung bình tương đối thấp (1,29% YoY) trong 5 tháng đầu năm, BVSC duy trì quan điểm cho rằng CPI trung bình năm 2021 sẽ nằm trong tầm kiểm soát, trong khoảng 3-3,5%.

Tạ Thành

Theo KTDU

Từ khóa: