Máy phát cuối cùng trên tổng số 32 máy phát điện của đập Tam Hiệp đã chính thức đi vào hoạt động hôm nay, đưa Tam Hiệp trở thành dự án thủy điện lớn nhất thế giới.
Máy phát cuối cùng trên tổng số 32 máy phát điện của đập Tam Hiệp đã chính thức đi vào hoạt động hôm nay, đưa Tam Hiệp trở thành dự án thủy điện lớn nhất thế giới.
Máy phát số 32 vừa được đưa vào hoạt động sáng nay tại Đập Tam Hiệp
Con đập khổng lồ, gây nhiều tranh cãi này được xây dựng trên sông Dương Tử, đoạn thuộc tỉnh Hồ Bắc. Nó được thiết kế để giảm nguy cơ lũ lụt trong mùa mưa bão, cũng như trữ và điều hòa nước trong mùa khô.
Sau các trận bão lớn, mỗi giây, có khoảng 70.000 mét khối nước từ sông Dương Tử sẽ ồ ạt đổ vào khu vực trữ nước của đập. Đập sẽ giữ lại ít nhất 26.000 mét khối nước mỗi giây và xả ra 43.000 mét khối nước còn lại.
Sau trận bão lớn hồi đầu tuần, mỗi giây có tới 70.000 mét khối nước
sông Dương Tử đổ dồn về đập Tam Hiệp.
Việc xây dựng đập đã vấp phải sự chỉ trích quyết liệt của các chuyên gia thủy điện toàn cầu cũng như của cư dân các khu vực lân cận. Chi phí xây dựng đập lên tới 22,5 tỷ USD với công suất điện tổng cộng lên tới 22,5 triệu kilowatt, tương đương với 15 lò phản ứng hạt nhân, Global Times cho hay.
Đập sẽ giữ lại ít nhất 25.000 mét khối nước và xả 43.000 mét khối còn
lại qua 7 cửa xả.
Từ năm 2003, khi đập chính thức đi vào hoạt động, Bắc Kinh luôn tôn vinh đây là biểu tượng của sức mạnh xây dựng Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 5 năm ngoái, họ đã phải thừa nhận đập Tam Hiệp đang làm phát sinh nhiều vấn đề. Trước đó, giới khoa học từng cảnh báo rằng trọng lượng quá nặng của khu vực trữ nước có thể làm biến đổi địa chất vùng trung tâm Trung Quốc một cách nguy hiểm, đầu độc nguồn nước và phá hủy môi trường.
Y Lam
Theo Vietnamnet