Sự kiện hot
2 năm trước

Đẩy mạnh phát triển chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam. Chuyển đổi số giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành.

Doanh nghiệp Việt còn 'lúng túng' chuyển đổi số

Tai hội nghị sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và triển khai các nhiệm vụ năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam.

Chuyển đổi số giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành.

Năm 2023 – năm bản lề của thời kỳ kế hoạch 5 năm 2021-2025, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và tổ công tác triển khai Đề án 06 rất nặng nề, vừa phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính.

Đồng thời phát triển Chính phủ số, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, công dân số tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhận diện các tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn làm cản trở công cuộc chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06 để rút ra bài học, từ đó mới có giải pháp hữu hiệu.

Thủ tướng đề nghị, chúng ta xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, chứ không phải dữ liệu của bộ, ngành, địa phương nào. Vì thế, cùng với việc kết nối, khai thác, dữ liệu cần phải được xây dựng trên cơ sở lấy người dân là trung tâm và chủ thể, mọi chính sách phải hướng tới người dân và người dân phải tham gia vào quá trình này. Đồng thời, cần tính toán, thống nhất để đi đến hành động về việc đặt cơ sở dữ liệu quốc gia ở đâu để đảm bảo thuận lợi, an toàn, hiệu quả trong quản lý, khai thác, phát triển.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: