Sự khác biệt, lợi nhuận và chiến lược kỹ thuật số trong ngân hàng sẽ định hướng khách hàng, đây là những thách thức lớn trong ngành ngân hàng bán lẻ. Nếu có thể cân bằng rủi ro và lợi ích một cách đúng đắn, một tương lai tươi sáng, bền vững đang chờ đợi phía trước.
Chuyển đổi của fintech
Việt Nam đã ở giữa làn sóng công nghệ tài chính thứ hai (fintech), làn sóng đầu tiên chứng kiến nhiều công ty công nghệ tài chính vào và rời khỏi ngành. Một lớp công nghệ mới được thiết lập nhằm chuyển đối năng suất từ tập trung vào ngân hàng sang hướng tạo ra năng suất và quy mô dựa vào khách hàng. Điều này sẽ được thúc đẩy bởi việc triển khai hiệu có hiệu quả chi phí cho trí thông minh nhân tạo và robot, tạo năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn.
Những thay đổi về tốc độ và quy mô công nghệ đang được áp dụng trong toàn khu vực, có nguy cơ làm cho các ngân hàng Việt Nam tụt hậu. Trong khi ngân hàng giỏi về mua công nghệ, nhưng họ thường phải vật lộn để quyết định xem nó phù hợp với cấu trúc hệ thống như thế nào. Để thành công, các ngân hàng cần phải bắt đầu từ trải nghiệm khách hàng, trước khi làm việc trở lại với công nghệ.
Tại Ngân hàng TMCP Châu Á (ACB), Steve Monaghan – Giám đốc sáng tạo của Gen Life nhận xét rằng thiết kế ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc hỗ trợ công nghệ tài chính. Ba xu hướng được xác định đẻ hình thành ngành ngân hàng bán lẻ kỹ thuật số tại Việt Nam là: dữ liệu & AI, kết nối mọi nơi, tính nhân bản.
Khó khăn ngân hàng đối mặt là sử dụng hiệu quả nguồn lực và con người, ngành này đòi hỏi những tài năng làm cầu nối giữa hoạt động ngân hàng với công nghệ mới.
Các ngân hàng cần phải tận dụng lợi thế cạnh tranh để thu hút đúng mức độ tài năng, cung cấp vốn và vốn cổ phần trong sự hợp tác chiến lược hoặc các vụ thu mua. Bằng cách tập trung vào con người và đào tạo, dành thời gian để làm việc về phát triển sản phẩm và quản trị, chất lượng điều hành cao sẽ chuyển đổi thành hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Thách thức chính trong áp dụng công nghệ vào các quy trình ngân hàng bán lẻ là cam kết có tổ chức, giao tiếp trong và ngoài tổ chức. Lãnh đạo cần phải hiểu rằng, chuyển đổi mô hình ngân hàng truyền thống sẽ làm tăng chi phí mà không tạo ra lợi nhuận tức thời; trao đổi với nhà đầu tư, khách hàng và nhân viên cũng quan trọng để đảm bảo việc áp dụng kỹ thuật số thành công.
(Ảnh minh họa).
Chiến lược áp dụng công nghế số
Do không có quy trình và tư duy sẵn có, một vài ngân hàng mới đang thay đổi công nghệ trong mảng bán lẻ một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn so với các ngân hàng khác. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được thành lập năm 2008 và đã có chiến lược ưu tiên rõ ràng để trở thành ngân hàng số tốt nhất Việt Nam.
TPBank có nền tảng và lợi thế áp dụng công nghệ mới cho các giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng số tự động. Họ phát triển sản phẩm mới vào năm 2016 để tăng thu nhập từ phí dịch vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng thông qua chương trình khuyến mãi, hợp tác và chương trình thúc đẩy doanh số khác.
Dự án “LiveBank” của TPBank đa dạng hóa kênh giao dịch ngân hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7, mở rộng khả năng truy cập của khách hàng và giảm số lần giao dịch. Các ứng dụng khác đang thúc đẩy công nghệ thị trường mới như sinh trắc học để đăng nhập, xác thực giao dịch thông qua vân tay.
The Asian Banker đánh giá, TPBank có thể giữ tỷ lệ nợ xấu NPL dưới mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, kết thúc năm 2016 với chỉ 0,7% nợ xấu, tăng nhẹ 0,03% so với năm trước. TP Bank đang tăng cường quản lý rủi ro thông qua áp dụng Basel II, với các tiêu chuẩn tương đương với top 10 ngân hàng nội địa Việt Nam.
Khả năng bao phủ tài chính
Khi kinh tế vào đà tăng trưởng, trọng tâm là khả năng bao phủ tài chính ở Việt Nam, hiện mức độ thâm nhập khoảng 20%. Các quản lý đang bước sang một bên và mở đường cho khu vực tư nhân thúc đẩy việc thu hút tài chính, fintech đang làm giảm chi phí giao dịch và mở rộng cửa vào thị trường.
Tốc độ và quy mô của các công ty dẫn dắt thị trường tài chính đang thách thức đối với định chế ngân hàng ở Việt Nam, việc giảm chi phí giao dịch là một trong những chiến lược ưu tiên nhằm duy trì lợi nhuận. Những công ty và định chế tài chính không thể kiểm soát chi phí và rủi ro sẽ thua cuộc trong dài hạn.
Ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam phải phát triển văn hóa kinh doanh thích ứng, làm sâu sắc hơn sự hiểu biết và phản hồi từ khách hàng. 8 năm qua ở Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều hệ thống tài chính hợp tác như nhà quản lý, ngân hàng, công ty fintech và người tiêu dùng cùng hợp tác, thiết kế sản phẩm và dịch vụ công nghệ.
Nhà quản lý đang khuyến khích các công ty khác nhau vào hệ sinh thái để tạo ra cạnh tranh, ngân hàng sẽ không còn xem công ty fintech là đối thủ cạnh tranh mà là cơ hội, và người tiêu dùng thông minh hơn sẽ tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ nào nhanh và thuận tiện.
Cân bằng lợi ích và rủi ro trong ngành ngân hàng bán lẻ
Trong môi trường dịch vụ tài chính bán lẻ tăng trưởng nhanh của Việt Nam, các ngân hàng đang chấp nhận rủi ro cao cùng kỳ vọng lợi nhuận lớn.
Bán hàng theo khách hàng thường không đạt được vì cầu vượt cung. Phân phối và bán hàng trong một miếng bánh đang lớn nhanh là cấp thiết với các ngân hàng. Trong giai đoạn đầu phát triển ngân hàng bán lẻ hiện nay, các ngân hàng chịu áp lực cải thiện sản phẩm trong khi đối mặt với lãi suất cao, khi họ thay đổi mô hình kinh doanh tập trung vào dịch vụ và giao dịch. Khi danh mục của ngân hàng bán lẻ thay đổi, thế chấp, thẻ tín dụng và quản lý tài sản đang được củng cố và cạnh tranh với nước ngoài, làm cho ngành trở nên rủi ro hơn.
Hơn nữa, việc áp dụng kỹ thuật số đang giúp ngân hàng di động kết nối hàng nghìn người với tín dụng và dịch vụ tài chính. Không bị xáo trộn bởi các hệ thống và tư duy thừa kế, Việt Nam đang ở trong vị thế riêng biêt để tận dụng phong trào ngân hàng số.
Các ngân hàng nhận thức được rằng sự khác biệt, lợi nhuận và chiến lược kỹ thuật số định hướng khách hàng vẫn là những thách thức lớn trong ngành ngân hàng bán lẻ đang lên. Nếu họ có thể cân bằng rủi ro lợi ích một cách đúng đắn, một tương lai tươi sáng, bền vững đang chờ đợi phía trước.
Thành Nguyên
Theo KTTD,Vietnambiz